Nội dung text 4001. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức ở chương Dẫn xuất của Hiđrocacbon – Polime.pdf
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức ở chương Dẫn xuất của Hiđrocacbon – Polime và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua làm sản phẩm dạy học Stem của học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Huệ. 2. Lĩnh vực áp dụng: Hóa học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Mô tả giải pháp cũ thường làm: Trong khi giảng dạy giáo viên chú trọng vào truyền đạt nội dung từ sách và dùng tranh vẽ mô phỏng các nội dung liên quan, chiếu video. Còn học sinh trên lớp thụ động tiếp thu kiến thức, về nhà học bài cũ và làm bài tập. Vì vậy, nội dung học sinh biết được chủ yếu từ sách giáo khoa và từ giáo viên cung cấp. * Nhược điểm: - Về mặt kiến thức: + Học sinh thụ động trong chiếm lĩnh kiến thức mới và ít có sự liên hệ thực tế. + Nội dung kiến thức cồng kềnh, học sinh căng thẳng. - Về mặt kỹ năng: + Học sinh chỉ biết kiến thức trong sách vở . + Học sinh không được làm ra sản phẩm từ các nội dung liên quan trong bài học, không liên hệ được thực tế nên chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. - Về thái độ: + Giờ học nhàm chán. + Học sinh có tâm lý “sợ” môn học; đặc biệt học sinh ít có hứng thú học tập. + Chất lượng bộ môn chưa cao. 3.2. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Nắm bắt chủ trương trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và qua quá trình được tập huấn về giáo dục STEM liên quan đến bộ môn, tôi nhận thấy vai trò rất quan trọng của môn Hóa học trong giáo dục STEM. Việc khuyến khích, thúc đẩy giáo dục STEM tại các nhà trường nhằm hướng tới mục đích phát triển tư duy, sáng tạo, dựa vào kiến thức bộ môn để ứng dụng vào thực tế. 3.3. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Sáng kiến sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị giúp giáo viên và học sinh tiếp cận và hiểu hơn về giáo dục STEM trong nhà trường. Đặc biệt đối với giáo viên bộ môn Hóa học sẽ xác định được vị trí của môn học trong giáo dục STEM và xây dựng một số chủ đề dạy học STEM. Với những hiểu biết của bản thân và cách thức đã triển khai tại đơn vị tôi hi vọng cùng được trao đổi kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp phần nào tháo gỡ những khó khăn bước đầu triển khai giáo dục STEM trong trường THCS. Từ đó, có những giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giúp học
2 sinh yêu thích môn học, yêu thích nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.
3 4. Nội dung: 4.1 Tính mới của giải pháp: Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương Dẫn xuất Hiđrocacbon – Polime có thể sử dụng kiến thức đó để liên hệ thực tiễn và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Cụ thể là làm sản phẩm: chất giặt, rửa đa năng từ Bồ hòn và một số loại rác thải hữu cơ. 4.2. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp: 4.2.1. Ý tưởng dự án: Là khu vực vùng ven, gần chợ, quán nên lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày thải ra rất nhiều. Từ trận ngập lụt vừa qua (tháng 10/2022) xảy ra trên địa bàn trũng thấp dẫn đến tình trạng lượng rác thải dồn đọng lại quanh khu vực chúng em đang sinh sống. Thực tế đó đã khiến chúng em suy nghĩ: Làm thế nào để môi trường sống quanh ta xanh, sạch, đẹp hơn? Hằng ngày, chúng em nhìn thấy rất nhiều những loại rác thải sinh hoạt từ những hộ gia đình, khu dân cư thải ra mặc dù vẫn được các cô chú lao công thu gom, quét dọn nhưng vẫn còn tồn đọng rất nhiều vì quá tải. Trong số đó có một loại rác thải hữu cơ khi phân hủy đã gây ra mùi hôi khó chịu làm cho vi khuẩn phát triển, thu hút các loài sinh vật như chuột, muỗi, dán,...và các loại vi khuẩn gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao như SỐT XUẤT HUYẾT hiện nay. Ngoài ra, rác là tài nguyên, cần được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế. Thế nhưng ở nước ta hiện nay có tới 80% rác đang được xử lý bằng cách chôn lấp, vừa ô nhiễm môi trường lại vừa lãng phí. Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Còn chất thải hữu cơ ước tính lãng phí hơn 30 tỷ USD mỗi năm trong khi gần 70% rác thải hữu cơ không được tái chế. 4.2.2. Cơ sở lý thuyết. Qua tìm hiểu, các em biết được enzym bồ hòn hay còn gọi là enzym rác, nó có khả năng lên men tất cả các loại xác bã thực vật thừa thải ra hàng ngày (rau, củ, quả thừa, vỏ trái cây..). Trong quả bồ hòn chứa 18% - 20% hàm lượng saponin. Đây là chất giặt rửa tự nhiên tuyệt vời. Cấu trúc của saponin gồm 2 phần: steroid ưa dầu và đường ưa nước. Quá trình lên men sẽ tạo ra giấm (axit axetic) với nồng độ tối đa 6% sẽ làm chất bảo quản hoàn toàn tự nhiên, nước rửa thu được có thể dùng trong thời gian rất dài. Bên cạnh đó, chính axit này đã biến giấm thành dung dịch tẩy rửa “thần kì”, làm sạch hầu như mọi vết bám, vết bẩn trên quần áo, hay các vật dụng nhà bếp và gia đình. Với cơ chế hấp thụ mùi hôi và tẩy sạch các vết bẩn nhanh chóng, là “trợ thủ đắc lực” của các bà nội trợ trong công tác vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa. Vỏ dứa có tác dụng làm sạch các vết bẩn, khử mùi hôi. Nha đam chứa vitamin E giúp bảo vệ da, sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng chống nấm và tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời ngăn
4 chặn sự phát triển của chúng. Các loại vỏ trái cây chín: đu đủ, chuối, xoài...làm tăng lượng đường giúp quá trình lên men xảy ra nhanh hơn. Bên cạnh đó các em dựa vào kiến thức Hóa học ở các bài của chương 5: Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ để nghiên cứu đề tài này. Các em đã được học rượu etylic và axit là dung môi tốt để hòa tan các hợp chất hữu cơ như: dầu mỡ, các chất mà nước không thể hòa tan được. Rượu etylic và axit axetic được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của vi khuẩn có trên vỏ trái cây hoặc rau quả. Cả hai chất này có khả năng làm sạch vết bẩn rất tốt. Trong vỏ trái cây chín có glucozơ, trong củ, quả, hạt có nhiều tinh bột nên khi lên men xảy ra các phản ứng sau: (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O Để đảm bảo tính an toàn, các em thử độ pH của enzyme, nếu pH thấp thì chúng em thêm lượng banking soda (NaHCO3) để đưa pH về khoảng 5 – 6. Vì theo các nghiên cứu cho thấy pH của da tay nằm trong khoảng pH = 4,7-5,75. Nên chúng em chọn khoảng pH trên là an toàn cho da tay. - Thời gian thực hiện dự án: 3 tháng. 4.2.3. Tiến trình thực hiện: - Nguyên liệu: từ bồ hòn tách hạt (1kg), vỏ bưởi, sả, dứa, chanh, nha đam, chuối... (tất cả khoảng 2 kg), 1 kg đường nâu hoặc đường vàng, 10 lít nước (gồm nước lọc + nước vo gạo), tinh dầu quế, sả... Hình 2. Nguyên liệu . - Dụng cụ : Cân, nồi inox, thùng nhựa 20 lít, chai đựng. - Cách ngâm enzym: Rửa sạch nguyên liệu, cho các nguyên liệu theo đúng tỉ lệ trên và trộn đều, cho nước vào sau cùng để ngâm trong thùng chứa dung tích 15 – 25 lít. Đậy nắp hờ và khuấy đều trong 15 ngày đầu, sau 15 ngày thì đậy kín nắp. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng quá trình lên men hoàn toàn. Lọc lấy nước enzym, đem đun lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ, sau đó cho sáp bọt dừa vào đến khi sánh đặc (Enzym bồ hòn không bị giảm tác dụng mà còn phát H+ , to Men rượu 30-35 0C Men giấm