Nội dung text B 275.1_Ðại Cương Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam lm Vu Thanh.pdf
Nếu việc trên đây chưa được hoàn toàn xác nhận, thì trái lại nguồn sử liệu chắc chắn cho biết Ông Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồng Trung cũng trong tỉnh Thanh Hóa, là một trong những người Việt Nam đầu tiên, nếu không phải chính là người đầu tiên, đã theo đạo Thiên Chúa. Ông là con thứ hai Ông Đỗ Biểu, một vị đại thần triều vua Lê Anh tôn, và đã trở lại đạo trong khoảng trước năm 1580. Gia phả họ Đỗ cho biết tên một người Công Giáo khác nữa là Đỗ Viên Mẫn, con trưởng một võ tướng cao cấp, trở đạo hồi thế kỷ XVII, chết vì đạo và được Đức Giáo Hoàng Leon XIII phong á thánh năm 1900, đó là chân phước Giacobêe Đỗ Năm. Các giáo sĩ Dòng Tên: Cha Buzomi, Tông Đồ Xứ Nam Ngày 18-1-1615, giáo sĩ Francesco Buzomi người Ý, giáo sĩ Diego Carvalho người Bồ, cùng với thầy Antôn Diza cũng người Bồ, và hai thầy Giuse và Phaolô người Nhật từ Macao đến Cửa Hàn, tức Hội An ngày nay. Trang đầu lịch sử truyền giáo ở miền mam được chính thức mở. Công việc thứ nhất của cha Buzomi là cất tạm một nhà nguyện vừa làm trụ sở truyền giáo vừa làm nơi học tiếng nói và phong tục địa phương. Cha không khỏi mừng thầm khi thấy tính tình thuần hậu của người dân Việt Nam. "Với lòng sùng đạo saün có, một khi trở lại, người Công Giáo Việt Nam sẽ là những người nhiệt thành giữ đạo hơn ai hết". Lễ Phục Sinh năm đó, cha được sung sướng dâng lễ đầu tiên ở quê hương thứ hai của cha, trong nhà nguyện mới, và đón nhận 10 người tân tòng, những bông hoa đầu mùa cha hái dâng cho Chúa. từ Hội An cha xin vào trấn Quảng Nam. Công việc truyền giáo của cha rất kết quả: 300 người trở lại. Một cơ sở truyền giáo thứ hai được thiết lập, và cha phải chia ra mỗi nơi ở một ít tuần. Đầu năm 1616, Bề Trên Áo Môn sai cha Anre Fernandez người Bồ, sang thay thế cha Diego Carvalho được đổi sang Nhật. Nhận thấy công việc Xứ Nam hứa hẹn rất nhiều, năm 1617, Áo Môn lại sai cha Phanxicô de Pina, người Ý và Phanxicô Barretô, người Bồ sang giúp cha Buzomi. Năm 1618, quan phủ Qui Nhơn mời cha Buzomi đến, và làm cho cha một ngôi nhà gỗ tại Nước Mặn. Đã thông thạo tiếng nói, phong tục, lại thêm một số người trí thức cộng tác, cha nghĩ đến việc phát hành một cuốn Bổn bằng chữ nôm "gồm tất cả những mầu nhiệm và các giới răn đạo Chúa". Có sách bổn còn phải có người dạy Bổn: Các thầy giảng. Theo ý cha, các thầy giảng là những người cộng tác đắc lực và cần thiết. Một khi được huấn luyện đầy đủ, kinh nghiệm minh chứng, các thầy đã đem lại cho Nước Chúa nhiều kết quả lớn lao; địa vị các thầy trong việc truyền giáo không thể thay thế được: các thầy là như tay chân của các cha, làm những việc các cha trực tiếp không làm được, đi đến nơi các cha vì chức vị không đến được... Cũng theo ý cha Buzomi, vì vấn đề Lễ Nghi, nhất là vấn đề ma chay, tuy có pha trộn nhiều dị đoan mê tín, cần phải tẩy trừ, nhưng có nhiều lễ nghi tốt có tính cách xã hội, không trái phép đạo, cần được bảo vệ và khuyên giáo dân giữ để đánh đổ những dị nghị cho rằng đi đạo là bất hiếu. Cha Đắc Lộ tới Đàng Trong Ba năm sau cha Buzomi lại có thêm 5 cha nữa tới, tiếp đến Cha Alexendre De Rhodes (quen gọi là giáo sĩ Đắc Lộ), tới vào cuối năm 1624. Chính sách quảng đại tôn giáo tương đối của các Chúa Nguyễn đầu tiên, sự khôn ngoan, thông thái, lịch thiệp, và sự thông thạo bản ngữ của các cha Dòng Tên đã đem lại những kết quả tốt đẹp: trong 22 năm, các cha đã rửa tội được 20.000 giáo hữu, xây dựng nhiều nhà thờ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên, Thanh Hóa.
Trong số giáo hữu tân tòng, có nhiều người trước là nhà sư, lại cũng có nhiều người thế giá trong triều, như bà Maria, tức Minh Đức Vương Thái Phi, vợ thứ Chúa Nguyễn Hoàng, mà cha Đắc Lộ không ngớt lời ca tụng trong các sách ký sự của cha. Bà lập nhà thờ ngay trong dinh con bà, Ông Hoàng Khê, và nhiệt thành giúp đỡ các giáo sĩ, giáo hữu, đáng gọi là một bậc tiền hô của Công Giáo tiến hành Việt Nam. Cha Đắc Lộ Tông Đồ xứ bắc Cha Đắc Lộ (Alexendre De Rhodes) hoạt động ở Đàng Trong đến năm 1626, rồi được bề trên gọi về Áo Môn, để sau sang giảng đạo Đàng Ngoài. Ngài tới cửa Bạng (Thanh Hóa) ngày lễ Thánh Giuse, 19-3-1627, được Chúa Trịnh là Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cho phép giảng đạo. Công cuộc truyền giáo của cha Đắc Lộ kết quả lạ lùng: 6.700 người tân tòng trong non ba năm đầu; giáo sĩ đã có sáng kiến lựa chọn và đào tạo những giáo hữu đạo đức để phụ tá việc giảng đạo và thay thế khi thiếu linh mục. Họ khấn giữ ba điều: 1. Không kết bạn cho đến khi có thể giao quyền cho các linh mục 2. Của giáo dân cho sẽ để làm của chung 3. Vâng lời bề trên. Đó là tổ chức của các thầy giảng, một đặc điểm của Giáo Hội Việt Nam. Các thầy này đã giúp đỡ đắc lực trong việc truyền giáo. Năm 1630, cha Đắc Lộ bị trục xuất. Các thầy giảng kế tiếp công việc của Ngài: rửa tội được 3.340 người và lập thêm 20 nhà thờ trong vòng 10 tháng, tức trước khi 3 giáo sĩ Đàng Trong khác đến truyền giáo. Tính đến năm 1639, xứ Đàng Ngoài có hơn 80.000 giáo hữu, 100 nhà thờ lớn và 130 nhà thờ nhỏ. Thầy giảng Anrê vị tử đạo vinh hiển đầu tiên Việt Nam Năm 1640, Alexendre De Rhodes lại được cử đến Đàng Trong để thay thế cha Buzomi mới từ trần. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn, và có phen bị bắt buộc phải rời xứ, Ngài đã đem đến một hoạt lực mới cho Giáo Hội Đàng Trong. Ngài tổ chức và hướng dẫn đoàn thầy giảng 10 người đi giảng đạo khắp các thị trấn, từ sông Gianh đến Phú Yên. Năm 1644, một trong 10 thầy giảng, tên thánh là Anrê quê ở Phú Yên phải chết chém vì đạo: đó là vị Tử Đạo đầu tiên ở Đàng Trong, mà vì uy danh lừng lẫy, nên cũng đáng gọi là tiên khởi Tử Đạo của Việt Nam nói chung. Năm 1645 đến lượt chính cha Đắc Lộ bị án tử hình, song được cải thành án trục xuất. Ngài về La Mã để vận động Toà Thánh cử giám mục sang hoàn thành việc truyền giáo ở Việt Nam. Người Việt Nam lương cũng như giáo, nhớ ơn ngài là người có công nhất trong việc sáng tạo chữ Quốc Ngữ theo mẫu tự latinh. II. Thành Lập hai địa phận đầu tiên (1659) Sau những cuộc vận động nhẫn nại và lâu năm của cha Đắc Lộ và các bậc vị trong Toà Thánh, ngày 29-7-1658 Đức Giáo Hoàng Alexandre VII bổ nhiệm hai vị Giám Mục đầu tiên để cử sang Viễn Đông phụ trách việc truyền giáo: Đức Cha Lamberửa tội de la Motte và Đức Cha Francois Pallu. Năm sau ngày 9-9-1659, Đức Giáo Hoàng lập hai địa phận truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam, giao