Nội dung text HPL bibabibo.docx
Câu 1. Hãy cho biết nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích vì sao? 1. Người chuyên chở sẽ bồi thường cho chủ hàng khi hàng hóa bị hư hỏng tổn thất ở cảng đến. Sai vì có những trường hợp đi ngược lại với nhận định trên. Để giải thích, ta xét cơ sở trách nhiệm và thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo 3 quy tắc hiện hành: a) Về cơ sở trách nhiệm Người chuyên chở có thể sẽ không cần phải bồi thường cho chủ hàng khi hàng bị tổn thất ở cảng đến nếu hai bên - Áp dụng Công ước Brussel 1924 và Nghị định thư Visby 1968, người chuyên chở sẽ được miễn trách nếu nếu trường hợp tổn thất nằm trong 17 trường hợp miễn trách được quy định - Áp dụng Quy tắc Hamburg năm 1978, người chuyên chở được miễn trách nếu chứng minh được mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hợp lý nhằm ngăn ngừa tổn thất và tổn thất không do lỗi lầm hay sơ suất của mình gây nên. b) Về thời hạn trách nhiệm Người chuyên chở có thể sẽ không cần phải bồi thường cho chủ hàng khi hàng bị tổn thất ở cảng đến nếu hai bên áp dụng Công ước Brussel 1924 và Nghị định thư Visby 1968 và thực tế, việc tổn thất hư hỏng xảy ra sau khi hàng đã được dỡ khỏi tàu. Vì theo hai quy tắc trên, thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở chỉ tính từ khi hàng được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi hàng được dỡ khỏi tàu tại cảng đến. 2. Trên B/L có ghi ở mặt trước: to order of VCB. Mặt sau của B/L có ghi: to ABC company. Vậy B/L trên là B/L theo lệnh và người nhận hàng sẽ là công ty ABC. Đúng B/L theo lệnh là loại B/L trên đó không ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order of) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or Order). Ở đây là vận đơn theo lệnh của Ngân hàng VCB nhằm khống chế hàng hóa của người nhập khẩu là công ty ABC vì công ty ABC vay tiền VCB để mua hàng. Vì là vận đơn theo lệnh nên nó có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn. Vận đơn này đã được ký hậu đích danh chuyển nhượng cho công ty ABC (“to ABC company”) nên công ty ABC sẽ là người được cầm vận đơn đi nhận hàng. 3. Trên B/L có ghi “freight prepaid”, chủ hàng sẽ phải cam kết trả phí phân bổ tổn thất chung trước khi nhận hàng. Sai Freight Prepaid áp dụng tương ứng với điều kiện cơ sở giao hàng C và D, tức người thuê tàu là người xuất khẩu. Freight prepaid vì vậy được hiểu là cước phí mà người xuất khẩu, phải trả tại cảng bốc hàng, cũng có nghĩa là hàng chỉ được đưa lên tàu khi người xuất khẩu thanh toán hết tiền cước. Tuy nhiên phí tổn thất chung xảy ra sau khi tàu đến cảng đến sẽ không liên quan trực tiếp đến cước phí vận chuyển mà đã được trả trước đó ở cảng đi mà đây chỉ là một nghĩa vụ pháp lý bổ sung theo nguyên tắc tổn thất chung. Việc thực hiện cam kết cũng sẽ đực thực hiện tại cảng đến sau khi thuyền trưởng chỉ định người chia sẻ chia phí tổn thất chung. Vì vậy, tiền cước phí đã trả tại cảng đi sẽ không bao gồm tiền ký quỹ phân bổ tổn thất chung sẽ được cam kết tại cảng đến.
4. Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, người thuê tàu/người gửi hàng cần tránh để người chuyên chở ghi trên hợp đồng “W, W, W, W” trong điều khoản thời gian xếp dỡ. Đúng 4 cái W đó là: WIPON: whether in Port or not: cho dù có vào cảng hay chưa: không vào cầu cảng thì không thể có tàu để sẵn sàng bốc xếp được. Để thế thì người ta có thể tùy ý tính thời gian làm hàng WIBON: Whether in Berth or not: cho dù tàu đã vào cầu hay chưa WIFON: Whether in Free Pratique or not: Cho dù đã kiểm dịch, làm xong các thủ tục vệ sinh hay chưa WICON: Whether in Custom Cleared or not: cho dù đã làm xong thủ tục hải quan hay chưa: Để thế thì người ta có thể tùy ý tính thời gian làm hàng trong khi thực tế thì tàu chưa sẵn sàng vì 4W là điều kiện để xác định tàu chấp nhận được đi biển. Như vậy thì sẽ bất lợi cho chủ hàng vì có trường hợp chưa bắt đầu xếp dỡ mà thời gian làm hàng đã hết và người thuê tàu bị phạt. Chính vì vậy cần tránh để NCC ghi trên hợp đồng. Câu 2 (2đ) Hãy cho biết người nhập khẩu cần phải làm gì nhận hàng hóa trong điều kiện hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất? Sgk trang 103,104,105,106 Phải thông báo cho người chuyên chở biết bằng văn bản. Nếu tình trạng hàng hóa trước khi kiểm tra đã được các bên kiểm tra, xác định một cách đối địch và cùng ký vào biên bản rồi thì không cần thông báo bằng văn bản nữa. Tùy theo loại tổn thất mà cách thức và thời hạn thông báo sẽ khác nhau: - Nếu tổn thất là rõ rệt, có thể nhìn thấy được mắt thường, ví dụ: hàng hóa ở trên tàu bị hư hỏng, đổ vỡ, rách bao bì, ướt. + thông báo tổn thất thể hiện bằng biên bản dỡ hàng (Cargo Outturn Report-COR) do cảng, người nhận hàng lập. Biên bản này phải nói rõ tên hàng, số vận đơn, tình trạng tốn thất của hàng hóa.... và phải có chữ ký của Thuyền trưởng. + Biên bản này phải lập trong thời hạn sau đây: - Trước hoặc vào lúc giao hàng, theo Quy tắc Hague và Quy tắc Hague-Visby; - Không muộn hơn ngày làm việc sau ngày giao hàng cho người nhận hàng theo Quy tắc Hamburg. - Nếu tổn thất là không rõ rệt, khó phát hiện được bằng mắt thường hay những nghi ngờ có tổn thất. + thông báo tổn thất bằng cách gửi một Thư dự kháng (Letter of Reservation) cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ + trong thời hạn: - 3 ngày kể từ ngày giao hàng theo Quy tắc Hague và Hague-Visby; - 15 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng cho người nhận theo Quy tắc Hamburg. Chả biết có phải thêm hồ sơ khiếu nại vào hay không? Sau đó người nhập khẩu chuẩn bị bộ hồ sơ khiếu nại với người chuyên chở phải gồm các giấy tờ, chứng từ chứng minh cho thiệt hại xảy ra và mức độ thiệt hại, chứng minh lỗi do người chuyên chở.
- B/L - Com invoice - Parking list - Bản kết toán nhận hàng với tàu với tàu (ROROC) - bản kết toán lần thứ 2 nếu có - Giấy chứng nhận hàng thiếu -Biên bản dỡ hàng -Thư dự kháng -Biên bản giám định -Biên bản giấy tờ chứng minh lỗi của người chuyên chở Câu 3 (2đ) Hãy nêu điều khoản về tàu và thời gian làm hàng, cước phí vận tải trong hợp đồng thuê tàu chuyến để chuyên chở 10.000 MT gạo bằng đường biển. Nêu ví dụ minh họa Giả sử theo điều kiện CIF 1. Điều khoản về tàu Tên tàu: L MARITIME 25 Quốc tịch: Vietnam flag (Quốc tịch Việt Nam) Năm đóng: 2017 Cờ tàu: Việt Nam Loại tàu: Tàu chở hàng hóa Cấp hạng tàu: VR (Việt Nam) Trọng tải toàn phần (DWT): 32816.3 MT Tổng dung tích: 20767 GT Dung tích thực dụng: 12116 NT Mớn nước: 10.150 M Tín hiệu gọi: 3WEM9 Phạm vi thương mại: Theo cấp tàu (toàn châu Á) Tình trạng: còn hoạt động Trường hợp tàu chỉ định không đến được thì chủ tàu phải cung cấp một tàu thay thế có những đặc điểm tương tự 2. Điều khoản về thời gian làm hàng: Hàng hóa được xếp dỡ trong vòng 7 ngày làm việc thời tiết tốt, không kể chủ nhật và ngày lễ, dù có làm hay không (The Cargo to be loaded and discharged within 7 WWDSHEXEU). Từ ngày 20/4/2024 đến 26/4/2024 Tàu phải đến cảng Hải Phòng Việt Nam để nhận hàng. Quá thời gian quy định trong hợp đồng mà tàu hoăc tàu thay thế chưa tới hoặc chưa sẵn sàng chất xếp hàng hóa thì chủ hàng có quyền hủy hợp đồng hoặc người chuyên chở phải ký lùi vận đơn cho người gửi hàng để tránh xảy ra vấn đề thanh toán quốc tế và chịu các chi phí lưu kho cho tới ngày hàng hóa được xếp
Thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính sau 12 tiếng kể từ khi Thuyền trưởng hoặc đại lý của tàu đã trao thông báo sẵn sàng bằng văn bản cho người thuê tàu trong khoảng thời gian từ 9h đến 17h của bất kì ngày nào, trừ chủ nhật và ngày lễ, với điều kiện tàu đã cập cảng và làm xong các thủ tục, sẵn sàng chất xếp hàng hóa lên tàu. 3. Điều khoản cước phí thuê tàu: Mức cước: 20 USD/MT FIO Trọng lượng tính cước: là trọng lượng lúc nhận hàng Đơn vị tính cước: Metric Ton (MT) Đồng tiền tính cước: USD. Thời gian và phương thức thanh toán: cước trả trước 100% bằng TT qua ngân hàng Vietcombank cơ sở Trung Kính, Hà Nội, STK: 123456789, chủ TK: NGUYEN VAN A