PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Trung Bộ

1. Giới thiệu chung ● Sơ nét về điều kiện tự nhiên Trung Bộ, dải đất hẹp nằm giữa lãnh thổ Việt Nam, trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, sở hữu diện tích khoảng 51.500 km2. Vùng đất này tiếp giáp với vùng văn hóa Bắc Bộ ở phía Bắc, vùng văn hóa Nam Bộ ở phía Nam, và Lào cùng Campuchia ở phía Tây. Địa hình Trung Bộ phức tạp và đa dạng, chủ yếu là núi non ăn sâu ra biển, xen kẽ là những đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên, thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... Chính vị trí địa lý đặc biệt, với đường bờ biển dài, cùng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã hun đúc nên những nét văn hóa độc đáo cho người dân nơi đây. Có thể nhận thấy rõ ràng văn hóa Trung Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi biển, từ đời sống vật chất đến tinh thần. Ẩm thực với những món ăn hải sản tươi ngon, phong tục tập quán gắn liền với lễ hội cầu ngư, tín ngưỡng thờ cúng thần biển, cho đến tính cách con người phóng khoáng, mạnh mẽ như biển cả. Tất cả tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, đặc sắc, mang đậm dấu ấn của biển cả. ● Nguồn gốc người Việt ở Trung Bộ Người Kinh ở Trung Bộ có nguồn gốc từ nhiều luồng di cư khác nhau. Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", từ năm 1474, nhà Lê đã đưa tù nhân đến khai khẩn vùng đất Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định). Ngoài ra, trong cuộc chiến chống Chiêm Thành, Lê Thánh Tông còn đưa cư dân Nghệ An vào đây sinh sống. Đến thời chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Lan cũng đưa ba vạn tù binh từ cuộc chiến với chúa Trịnh vào các vùng từ Thăng, Điện
đến Phú Yên để khai khẩn đất hoang. Những làn sóng di cư này đã đưa người Việt đến vùng đất Trung Bộ, nơi vốn là địa bàn cư trú của người Chăm với những nền văn hóa đặc trưng như văn hóa Sa Huỳnh và nhà nước Champa. 2. Quá trình Nam tiến của người Việt vào Trung Bộ - Thời kỳ Bắc thuộc Người Việt đã di cư dần vào các vùng đất phía Nam sông Gianh (thuộc các quận Cửu Chân và Nhật Nam) để tránh sự cai trị của các triều đại Trung Quốc và tìm kiếm vùng đất mới. - Thời kỳ độc lập tự chủ + Nhà Lý Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, sáp nhập vùng đất từ dãy Hoành Sơn đến sông Gianh (ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính) vào lãnh thổ Đại Việt. + Nhà Trần Năm 1306, Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân, nhận hai châu Ô, Lý làm của hồi môn, đổi tên là Thuận Hóa. + Thời kỳ nhà Hồ Năm 1402, Hồ Quý Ly đánh Chiêm Thành, sáp nhập vùng đất từ Quảng Nam đến bắc Phú Yên (bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa) vào lãnh thổ Đại Việt. + Thời kỳ Lê Sơ Năm 1466, vua Lê Thánh Tông lập các ty Thừa Tuyên, trong đó có ty Thừa Tuyên Thuận Hóa.
Năm 1471, Lê Thánh Tông thân chinh đánh Chiêm Thành, sáp nhập vùng đất từ Bình Định đến bắc Phú Yên (lấy núi) vào lãnh thổ Đại Việt. Cùng năm 1471, nhà Lê thành lập ty Thừa Tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa, đặt chức tổng binh và án sát, chính thức thiết lập bộ máy cai trị tại vùng đất mới. + Thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, mở đầu cho thời kỳ cát cứ của họ Nguyễn ở Đàng Trong.Thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh. Năm 1623 Nguyễn Phúc Nguyên lấy cớ Chiêm Thành không cống nạp, đem quân đánh Chiêm Thành mở rộng lãnh thổ đến Khánh Hòa, đặt dinh Thái Khang. Năm 1653: Nguyễn Phúc Tần chiếm vùng đất Phan Rang, Phan Rí của người Chăm. Năm 1693: Nguyễn Phúc Chu sáp nhập toàn bộ lãnh thổ Chiêm Thành còn lại, đặt Thuận Thành Trấn. + Dưới thời Nguyễn Năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ trấn này lập tỉnh Bình Thuận, hoàn tất quá trình sáp nhập Chăm Pa vào lãnh thổ Đại Việt. ● Không chỉ mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chúa Nguyễn còn quan tâm đến việc xác lập chủ quyền trên biển Sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: "Xã An Bình huyện Bình Sơn phủ Quảng Ngãi ở gần biển, phía Đông Bắc ngoài biển có nhiều đảo. Trước đây họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, luân phiên nhau hàng năm cứ vào tháng ba nhận mệnh đi làm sai dịch.’’
Cũng theo Lê Quý Đôn "Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai Cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được". 3. Đặc điểm văn hóa vật chất của người Việt ở Trung Bộ 3.1. Trang phục - Trang phục truyền thống Họ Nguyễn vào Trung Bộ vì muốn cát cứ một phương nên đã tiến hành sửa đổi trang phục truyền thống. Ra lệnh cho con trai, con gái hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam đổi trang phục. Lê Quý Đôn có chép: Năm Giáp Tý (1744), Nguyễn Phúc Khoát định kiểu áo dài năm thân, quần dài ống rộng cho cả nam lẫn nữ, tạo nên y phục riêng cho người dân ở Đàng Trong. Đây là tiền thân của áo dài hiện đại. - Trang phục lao động thích ứng với điều kiện thời tiết Cư dân Trung Bộ ở những vùng làng chài ven biển thường không có cuộc sống dư dả mấy cộng với việc phải lao động thường xuyên nên trang phục nhìn chung khá đơn giản. Khi ra khơi đánh bắt thì trang phục của nam giới thường là quần lửng hoặc quần đùi kết hợp với áo thun ba lỗ để thuận tiện cho việc đánh bắt. Đối với nữ giới trong sinh hoạt hàng ngày những người lớn tuổi hay trung niên thường mặc đồ bộ, tóc được búi cao, gọn gàng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.