PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 5. Saccharose và maltose - GV.docx

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 1 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Saccharose có công thức phân tử C 12 H 22 O 11 , cấu tạo từ một đơn vị -glucose và một đơn vị -fructose qua liên kết -1,2-glycoside. Maltose có công thức phân tử C 12 H 22 O 11 cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết -1,4-glycoside. Ví dụ 1. Carbohydrate nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Saccharose.              B. Glucose. C. Tinh bột.              D. Fructose. Ví dụ 2. Cho hai disaccharide có công thức cấu tạo dưới đây: Hình (1) Hình (2) a. Công thức phân tử của disaccharide trong hình (1) và (2) đều là C 12 H 20 O 11 . b. Hình (1) mô tả phân tử saccharose được cấu tạo từ một đơn vị -glucose và và một đơn vị -fructose qua liên kết -1,2-glycoside. c. Hình (2) mô tả phân tử maltose được cấu tạo từ một đơn vị -glucose và và một đơn vị -fructose qua liên kết -1,4-glycoside. d. Hình (1) và hình (2) đều có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c) d) Đáp án: a. S. C 12 H 22 O 11 . b. Đ. c. S. Maltose được cấu tạo từ 2 đơn vị glucose. d. S. Saccharose không còn nhóm -OH hemiacetal, còn maltose vẫn còn nhóm -OH hemiacetal.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 2 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Ví dụ 3. Tại sao saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, trong khi maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng? Đáp án: Saccharose không còn nhóm -OH hemiacetal nên chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng. Maltose vẫn còn nhóm -OH hemiacetal, do đó trong dung dịch một đơn vị glucose của maltose có thể mở vòng nên maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng. 1) Tính chất polyalcohol: Phân tử saccharose có nhiều nhóm hydroxy kề nhau nên dung dịch chất này có thể hòa tan Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam. 2C 12 H 22 O 11 + Cu(OH) 2  (C 12 H 21 O 11 ) 2 Cu + 2H 2 O 2) Tính chất disaccharide: Saccharose bị thuỷ phân trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme tạo thành glucose và fructose. C 12 H 22 O 11 + H 2 O +enzymehoaëcH C 6 H 12 O 6 (Glucose) + C 6 H 12 O 6 (Fructose) * Một số tính chất của maltose: Tính chất của polyalcohol giống saccharose: tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam. Tính khử tương tự glucose (thuốc thử Tollens, Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm đun nóng, dung dịch Br 2 ). Bị thủy phân khi có mặt acid xúc tác hoặc enzyme tạo thành hai phân tử glucose. Ví dụ 1. Từ đặc điểm cấu tạo phân tử saccharose, dự đoán tính chất hóa học có thể có của saccharose. Đáp án: Saccharose có các nhóm -OH liền kề nên có tính chất của polyalcohol. Saccharose là disaccharide nên có phản ứng thuỷ phân. Ví dụ 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO 4 5% vào, lắc nhẹ. Bước 2: Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều. a. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam. b. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự. c. Thí nghiệm trên chứng minh saccarozơ có tính khử. d. Ở bước 3, nếu thay saccarose bằng glucose thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c) d) Đáp án: Phân tử saccharose có nhiều nhóm hydroxy kề nhau nên dung dịch chất này có thể hoà tan Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm, tạo thành dung dịch có màu xanh lam. 2C 12 H 22 O 11 + Cu(OH) 2 → (C 12 H 21 O 11 ) 2 Cu + 2H 2 O a. Đ. b. Đ. c. S. d. Đ. Ví dụ 3. Thủy phân chất X, thu được hai monosaccharide Y và Z. Biết Y có trong máu người trưởng thành khỏe mạnh vào lúc đói với nồng độ khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 3 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD a. Các chất X, Y, Z đều có tính chất của polyalcohol. b. Dung dịch chất X không có phản ứng tráng bạc. c. Phân tử khối của Y là 342. d. Dung dịch chất Z làm mất màu nước bromine. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c) d) Đáp án: X là saccharose, Y là glucose, Z là fructose a. Đ. b. S. X là glucose có phản ứng tráng bạc. c. S. Phân tử khối của Y là 180. d. S. Z không làm mất màu nước bromine. Ví dụ 4. a) Dung dịch saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens nhưng khi đun nóng với dung dịch acid loãng thì tạo thành dung dịch phản ứng với thuốc thử Tollens. Giải thích. b) Giải thích vì sao đun nước đường (saccharose) có thêm một ít nước chanh thì dung dịch thu được ngọt hơn? Đáp án: a) Khi đun nóng với dung dịch acid loãng saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose và fructose: C 12 H 22 O 11 + H 2 O +enzymehoaëcH C 6 H 12 O 6 (Glucose) + C 6 H 12 O 6 (Fructose) Fructose và glucose phản ứng với thuốc thử Tollens. b) Do saccharose bị thủy phân trong môi trường acid (nước chanh) tạo thành fructose có vị ngọt hơn saccharose. Ví dụ 5. Một cacbohidrat (Z) có thể tham gia các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: (Z) 2Cu(OH)/NaOH  dung dịch xanh lam ot kết tủa đỏ gạch Hợp chất (Z) không thể là A. saccharose.              B. glucose. C. maltose.              D. Fructose. Ví dụ 6. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: saccarose, glucose, glycerol. Đáp án: Thuốc thử glucose saccarose glycerol Thuốc thử Tollens Kết tủa bạc Không hiện tượng Không hiện tượng Đun nóng trong môi trường acid rồi cho sản phẩm tác dụng với thuốc thử Tollens x Kết tủa bạc Không hiện tượng Saccharose Maltose Tính chất vật lí Chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. Trạng thái tự nhiên Được tổng hợp từ glucose và fructose. Có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Có trong một số hạt nảy mầm. Chủ yếu được tạo ra trong quá trình thuỷ phân tinh bột.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. CARBOHYDRATE 4 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Ứng dụng Chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm như bánh, kẹo, nước giải khát và đồ uống có gas,... Nguyên liệu sản xuất bia và chất tạo ngọt cho một số loại bánh kẹo. Ví dụ 1. Chất X còn được gọi là đường mạch nha được sản xuất từ ngũ cốc. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Thủy phân Y thu được hai monosaccharide. Tên gọi của X, Y lần lượt là A. glucose và cellulose. B. tinh bột và saccharose. C. fructose và glucose. D. maltose và saccharose. Ví dụ 2. Đường ăn (saccharose) là chất làm ngọt phổ biến trong sản xuất thực phẩm, còn đường mạch nha (maltose) chủ yếu sử dụng để sản xuất bia. a. Saccharose và maltose đều là đường đơn. b. Maltose có trong ngũ cốc nảy mầm, các loại thực vật, rau quả, ... c. Saccharose và maltose là đồng phân cấu tạo của nhau. d. Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải. Trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c) d) Đáp án: a. S. Saccharose và maltose đều là disaccharide. b. Đ. c. Đ. d. Đ. Ví dụ 3. Trong nước ép mía có khoảng 15% saccharose theo khối lượng. Theo em, có thể dùng phương pháp nào để tách saccharose từ nước ép mía? Phương pháp tách chất này dựa trên tính chất nào của saccharose? Đáp án: Dùng phương pháp kết tinh để tách saccharose từ nước ép mía. Phương pháp tách chất này dựa vào độ tan của saccharose.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.