Nội dung text 5. Mục đích của hình phạt và vai trò của hình phạt trong phòng ngừa các tội phạm về ma tuý - TS. Lê Nguyên Thanh, Ths. Lê Thị Anh Nga.pdf
1 MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT VÀ VAI TRÒ CỦA HÌNH PHẠT TRONG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Lê Nguyên Thanh Lê Thị Anh Nga** Tóm tắt: Trong khoa học pháp lý, hình phạt có mục đích phòng ngừa tội phạm. Hiện nay ở Việt Nam, theo số liệu thống kê và một số vụ án điển hình cho thấy hình phạt được áp dụng đối với các tội phạm về ma túy khá nghiêm khắc. Với mục đích của hình phạt thì chắc chắn hình phạt có vai trò nhất định trong phòng ngừa các tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, hình phạt cũng có những giới hạn, hạn chế khi áp dụng để phòng ngừa nhóm tội phạm này. Một số khuyến nghị cần thiết trong bài viết nhằm góp phần phát huy hơn nữa vai trò của hình phạt trong phòng ngừa các tội phạm về ma túy. Từ khóa: tội phạm, ma túy, hình phạt, phòng ngừa tội phạm. 1.1. Nhận thức về mục đích của hình phạt và vai trò của hình phạt trong phòng ngừa tội phạm 1.1.1. Mục đích của hình phạt được nhận thức qua một số học thuyết, quan điểm về hình phạt Khoa học luật hình sự thường chỉ bàn về thuộc tính và mục đích của hình phạt. Thông qua thuộc tính và mục đích của hình phạt là trừng phạt, răn đe hay giáo dục, cải tạo cho thấy hình phạt có vai trò nhất định trong phòng ngừa tội phạm. Vấn đề này có thể nhận thức được qua một số học thuyết phổ biến về hình phạt và trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Thứ nhất, mục đích của hình phạt được nhận thức qua nội dung của một số học thuyết về hình phạt. Hình phạt trong luật hình sự ở mỗi giai đoạn lịch sử có vai trò, sứ mệnh khác nhau. Vì thế có sự xuất hiện đa dạng các học thuyết về hình phạt nói về bản chất của hình phạt và mục đích của nó. Riêng mục đích phòng ngừa tội phạm của hình phạt là không thể phủ nhận, có chăng chỉ khác ở mức độ đậm nhạt của nó trong từng hệ thống luật ở mỗi quốc gia, ở từng thời kỳ lịch sử mà các nhà nghiên cứu đã nhận thức về nó. Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM ** Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM
2 - Hình phạt được quan niệm như biện pháp trả thù ngang bằng, theo Thuyết trả thù (Retributive Theory). Trong pháp luật cổ đại (như Luật Hammurabi), hình phạt có ý nghĩa như biện pháp trả thù, dựa trên dựa trên Học thuyết Lex talionis. Hình phạt không nhằm trừng phạt người có thể phạm tội hoặc có ý định phạm tội mà chỉ trừng phạt người đã phạm tội và đảm bảo rằng hình phạt được đưa ra phải tương xứng với mức độ thương tích đã xảy ra. 1 "Răng đền răng, mắt đền mắt” (teeth for teeth, eye for eye) là nguyên tắc cơ bản của thuyết này. 2 Mục đích của hình phạt là “làm cho người phạm tội phải đau khổ như nạn nhân của anh ta”(“make the offender suffer like his victim”).3 Hình thức trừng phạt này cũng gửi một thông điệp đến xã hội rằng hệ thống pháp luật hiện diện trong nước để bảo vệ họ và xóa bỏ lợi thế bất công mà tội phạm sở hữu khi phạm tội. Mặc dù lý thuyết cho rằng hình phạt chỉ trừng phạt người đã phạm tội nhưng không thể chối bỏ tác động đến ý thức của người khác chưa phạm tội hoặc có ý định phạm tội, từ đó có mục đích phòng ngừa tội phạm qua việc răn đe trả thù. Ngày nay, quan niệm hình phạt là biện pháp trả thù đã lỗi thời và bị phê phán vì làm cho tư pháp trở nên hoang dã (justice gone wild). - Hình phạt có mục đích chính là ngăn chặn (răn đe)tội phạm, theo Thuyết ngăn chặn (Deterrent Theory). Cesare Beccaria (1738 -1794) là một trong những người đặt nền tảng cho lý thuyết về sự răn đe của hình phạt trong tội phạm học. Burnett, J (Thẩm phán) khi đưa ra phán quyết đã trích dẫn: "Người phải bị treo cổ không phải vì đã ăn cắp một con ngựa, mà là để những con ngựa khác không bị ăn cắp", đó là trọng tâm của thuyết này. Để hiểu rõ hơn, có thể diễn đạt như sau: “Một người có thể bị trừng phạt không chỉ vì anh ta đã phạm một hành vi bất hợp pháp, mà còn để đảm bảo rằng tội phạm không được thực hiện. Do đó, mục tiêu của thuyết này là ngăn chặn hoặc ngăn chặn người phạm tội cố gắng thực hiện một tội phạm mới hoặc phạm lại những tội tương tự trong tương lai”.4 Vì vậy, “hình phạt được áp dụng cho tội phạm nhằm ngăn chặn hoặc ngăn ngừa các hành vi phạm tội tương tự. Nó được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm. Nó mang tính răn đe để những người khác không phạm 1 Divyanshi Gupta (2024), Theories of punishment, [https://articles.manupatra.com/article- details/Theories-of-punishment], truy cập 6/9/2024. 2 Shikha Mishra Assistant Professor, Theories of Punishment – A Philosophical Aspect, (Imperial Journal of Interdisciplinary Research (IJIR), Vol-2, Issue-8, 2016), [https://iftmuniversity.ac.in/iftmuniversity/profile/download/paper/1104.pdf], truy cập 3/10/2024, tr. 74. 3 Md. Ezazul Karim, The Critical Evaluation of the Different Theories of Punishment, (The Jahangirnagar Review, Part-C, Vol. XXIX, pp 471-489), [https://www.researchgate.net/publication/350134502_The_Critical_Evaluation_of_the_Different_The ories_of_Punishment], tr.475, truy cập 3/10/2024. 4 Divyanshi Gupta, tldd.
3 tội tương tự. Nó hướng tới tương lai. Nó tập trung vào xã hội”.5 Các học giả nhận thấy trong lý thuyết này là sự răn đe cụ thể hoạt động theo hai cách: “Đầu tiên, một người phạm tội sẽ bị bỏ tù để ngăn chặn anh ta phạm tội khác trong một khoảng thời gian cụ thể. Thứ hai, sự vô hiệu hóa này được thiết kế rất khó chịu đến mức nó sẽ ngăn cản người phạm tội khác lặp lại hành vi phạm tội của mình. Khi sự răn đe cá nhân được sử dụng như một phương tiện để gửi thông điệp trên toàn xã hội được gọi là sự răn đe “chung” hoặc “cộng đồng””. 6 Ngày nay, hình phạt có mục đích phòng ngừa tái phạm tội (còn gọi là phòng ngừa riêng) và phòng ngừa chung vẫn tồn tại phổ biến trong nhận thức và pháp luật. - Hình phạt cũng được tiếp cận với mục đích phòng ngừa tội phạm, theo Thuyết phòng ngừa (Preventive Theory). Mục đích thực sự của luật hình sự là “để mọi người biết đến mối đe dọa thay vì thỉnh thoảng thực hiện nó. Điều này thực sự làm cho lý thuyết phòng ngừa trở nên thực tế và mang tính nhân văn. Ở Anh, những người theo chủ nghĩa vị lợi như Benthem, Stuart Mill và Austin đã ủng hộ lý thuyết phòng ngừa vì ảnh hưởng nhân đạo của nó đối với luật hình sự”. 7 Tác dụng phòng ngừa tội phạm được thể hiện qua việc các hành vi phạm tội có thể được ngăn chặn bằng cách vô hiệu hóa theo nhiều cách khác nhau: “Bị giam giữ trong tù là hình thức vô hiệu hóa có giới hạn. Nó cho rằng tù là hình thức phòng ngừa tội phạm tốt nhất vì nó cách ly những người phạm tội khỏi xã hội, do đó vô hiệu hóa họ khỏi việc tái phạm tội. Hình phạt tử hình cũng dựa trên lý thuyết này. Lý thuyết này là một hình thức khác của lý thuyết răn đe. Một là để răn đe người phạm tội, trong khi một lý do khác là để ngăn cản anh ta không thực hiện tội phạm.”. 8 Vì thế, hình phạt có mục đích phòng ngừa tội phạm thông qua các hình thức khác nhau trong thi hành hình phạt. - Hình phạt còn được các học giả quan niệm có mục đích cải tạo, phục hồi người phạm tội, theo Thuyết cải cách (Reformative Theory - còn gọi là Thuyết phục hồi (Rehabilitation Theory). Hình phạt có mục đích duy nhất “là cải tạo nhân cách của chính người phạm tội (Lillie). Tương tự, có học giả xem “mục đích của hình phạt là giáo dục, cải tạo chính người phạm tội” (Mackenzie). Hình phạt trong lý thuyết này tuân theo các chuẩn mực phổ biến của chủ nghĩa nhân văn đương đại. 9 Quan điểm này đã chỉ ra rằng: “mục đích của hệ thống hình phạt của một quốc gia là cải tạo tội phạm thông qua cách 5 Md. Ezazul Karim, tlđd, tr. 472. 6 Shikha Mishra, tlđd, tr 75. 7 Shikha Mishra, tlđd, tr.76. 8 Shikha Mishra, tlđd, tr.76. 9 Md. Ezazul Karim, tlđd, tr. 478.
4 tiếp cận cá nhân hóa chứ không phải chỉ đơn thuần là trừng phạt anh ta”. Lý do là “người phạm tội sẽ không ngừng là con người”, “"Mỗi vị thánh đều có quá khứ, và mỗi tội nhân đều có tương lai" (theo Thẩm phán Krishna Iyer). Vì thế những người ủng hộ lý thuyết cải cách cho rằng “việc đối xử thông cảm, khéo léo và yêu thương với kẻ phạm tội có thể biến anh ta thành một công dân có trật tự và tuân thủ pháp luật”. 10 Vai trò của hình phạt theo lý thuyết này có vai trò phòng ngừa riêng, phòng ngừa tái phạm tội. Nó tập trung lên cá nhân. Hình phạt không có mục đích gánh vác vai trò răn đe để phòng ngừa chung như quan niệm của thuyết răn đe và thuyết phòng ngừa. Từ sự hiểu biết về hình phạt trong một số học thuyết, có thể nhận thấy mục đích phòng ngừa tội phạm của hình phạt do các nhà luật học nêu ra ở nhiều thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, “không có học thuyết nào trong số chúng là hoàn hảo và không thể hoạt động trong một trạng thái độc lập. Trên thực tế, tất cả các học thuyết thịnh hành trong luật học hình sự ở đâu đó đều có liên quan và dựa vào nhau. Mỗi học thuyết đều có những điểm nổi bật và thách thức riêng và do đó đã bị chỉ trích cũng như được hoan nghênh trên nhiều cơ sở khác nhau. Khi được phân tích một cách phê phán, người ta ghi nhận rằng để duy trì sự cân bằng hoặc ngăn ngừa tội phạm trong xã hội, tất cả các loại học thuyết về hình phạt phải có mặt trong một hệ thống hình sự và hoạt động thống nhất.11 Vì thế, hình phạt còn có thuyết đa cách tiếp cận về hình phạt (Multiple Approach Theory) với lý do việc áp dụng bất kỳ lý thuyết đơn lẻ nào cũng không thể mang lại công lý hoàn toàn. Học giả Michael Tonry còn đưa ra mô hình lai (Hybrid model) có thể thống nhất các mục đích hình phạt khác nhau mặc dù đó không phải là điều dễ dàng, ông nhận xét: “Các mục đích chung của “báo thù, răn đe, vô hiệu hóa, phục hồi chức năng và giáo dục đạo đức” quá rộng và bao hàm tất cả để có thể làm tiền đề cho chính sách. Các lý lẽ báo thù hoặc vị lợi tương đối thuần túy khó có thể giành được sự ủng hộ rộng rãi. Một sự kết hợp xem xét nghiêm túc các ý tưởng về sự tương xứng nhưng vẫn cho phép sự linh hoạt để thừa nhận các giá trị cạnh tranh được chấp nhận rộng rãi là có khả năng giành được sự ủng hộ rộng rãi nhất” (Michael Tonry, 2011). 12 Từ đó dẫn đến ý tưởng về học thuyết mới về hình phạt – học thuyết thống nhất về hình phạt (The Unified Theory of Punishment), trong đó có sự tổng hợp các mục đích của hình phạt. 10 Divyanshi Gupta, tlđd. 11 Divyanshi Gupta, tldd. 12 Thom Brooks (2020), The Unified Theory of Punishment, [The Unified Theory of Punishment by Thom Brooks :: SSRN], tr.17.