Nội dung text BÀI 11- KIỂM BÀI TẬP DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GENE - Đáp án.pdf
BÀI 19: BÀI TẬP DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GENE I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào sau đây? A. Tương tác át chế. B. Tương tác bổ sung. C. Tương tác cộng gộp. D. Phân li độc lập, trội hoàn toàn. Câu 1. Đáp án B. Đời con thu được 16 tổ hợp = 4×4 → Mỗi bên P cho 4 loại giao tử → Mà đây là phép lai 1 tính trạng. Đời con phân li theo tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 → Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác gene bổ sung. Câu 2. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng ở thế hệ bố mẹ thì đời con thu được 75% cây cho hoa trắng, 25% cây cho hoa đỏ. Tính trạng di truyền theo quy luật A. trội không hoàn toàn. B. trội hoàn toàn. C. tương tác bổ sung. D. tương tác cộng gộp. Câu 2. Đáp án C. F1 lai với cây hoa trắng cho tỉ lệ kiểu hình 3:1. → Cây hoa đỏ F1 có kiểu gen AaBb. => Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Câu 3. Ở một loài thực vật, khi lai giữa hai dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỷ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai trên? A. Tương tác át chế giữa các gene không allele. B. Tương tác bổ trợ giữa các gene không allele. C. Tương tác cộng gộp giữa các gene không allele. D. Phân li độc lập. Câu 3. Đáp án C. F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỷ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng. => Quy luật tương tác cộng gộp giữa các gene không allele. Câu 4. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gene có cả gen A và gene B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gene chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu kiểu gene sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ? I. AABB. II. AAbb. III. AaBb. IV. AABb. V. aaBB. VI. Aabb. VII. AaBB. VIII. aabb. A. 4. B. 3. C. 6. D. 7. Câu 4. Có 4 kiểu gen, đó là I, III, IV và VII. → Đáp án A. Tính trạng màu hoa do 2 cặp gene Aa và Bb quy định nên di truyền theo quy luật tương tác gen. - Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung. → Kiểu gene của cây hoa đỏ là: A-B-. Câu 5. Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gene không allele tương tác bổ sung, khi lai cây quả dẹt thuần chủng với cây quả dài, thuần chủng thu được F1 toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Trong các phép lai của các cây F2 sau: 1. AaBB × aaBB 2. AABb × aaBb 3. AaBb × Aabb 4. AaBB × Aabb 5. AABb × Aabb 6. AaBb × aaBb Có bao nhiêu phép lai thu được tỉ lệ kiểu hình 3 dẹt : 1 tròn? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 5. Có 2 phép lai phù hợp là (2) và (4). → Đáp án A. F2 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt: 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài.
↓ ↓ Chất trắng 1 → Chất trắng 2 → Chất đỏ. Gen a và b không có khả năng đó, hai cặp gene nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây có kiểu gene AaBb tự thụ phấn được F1. Trong số các cây hoa trắng ở F1, cây không thuần chủng chiếm tỷ lệ A. 1/9. B. 1/4. C. 8/9. D. 4/7. Câu 10. Đáp án D. Dựa vào sơ đồ ta thấy tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. A-B- quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb = (Aa× Aa) (Bb × Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb) Hoa trắng F1 có tỉ lệ 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb → Tỉ lệ cây hoa trắng không thuần chủng = 4/7. Câu 11. Sự khác nhau giữa cây ngô cao 10 cm và cây ngô cao 26 cm là do 4 cặp gene không allele (Aa, Bb, Cc, Dd) tác động cộng gộp quy định. Các cá thể thân cao 10 cm có kiểu gen aabbccdd, các cá thể thân cao 26 cm có kiểu gen AABBCCDD. Số loại kiểu hình của phép lai giữa hai cơ thể có 4 cặp gen dị hợp thu được là A. 8 loại. B. 11 loại. C. 9 loại. D. 10 loại. Câu 11. Chọn đáp án C 4 cặp gene dị hợp tác động cộng gộp thu được 2n +1 = 9 phân lớp kiểu hình. Câu 12. Một loài thực vật, cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng, thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng F2 cho tự thụ phấn, thu được F3. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 có thể là A. 100% hoa đỏ. B. 75% hoa vàng. C. 100% hoa trắng. D. 50% hoa vàng : 50% hoa trắng. Câu 12. Đáp án B. F2 có tỉ lệ kiểu hình 9:6:1 → F1 có 2 cặp gene dị hợp AaBb. F1 : AaBb × AaBb → 9A-B- : 3A-bb:3aaB-:1aabb. → A-B-: Hoa đỏ; A-bb, aaB-: Hoa vàng; aabb: Hoa trắng. - Hoa vàng tự thụ phấn : AAbb × AAbb → Luôn tạo ra AAbb nên luôn có kiểu hình hoa vàng. (hoặc aaBB × aaBB). - Hoa vàng tự thụ phấn : Aabb × Aabb → Tỉ lệ kiểu hình là = 3A-bb: 1aabb = 75% hoa vàng : 25% hoa trắng. (hoặc aaBb × aaBb). Câu 13. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gene Aa, Bb, Dd phân li độc lập quy định. Kiểu gene có đủ 3 gene trội A, B, D quy định hoa tím; các kiểu gene còn lại quy định hoa trắng. Cho một cây hoa tím lai phân tích, thu được Fa. Theo lí thuyết, có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở Fa là: A. 1 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng. B. 1 cây hoa tím : 15 cây hoa trắng. C. 3 cây hoa tím : 5 cây hoa trắng. D. 100% cây hoa trắng. Câu 13. Đáp án A. Nếu cây hoa tím đem lai có kiểu gene dị hợp về 2 cặp gen (ví dụ AaBbDD) thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là 1 tím : 3 trắng (AaBbDD × aabbdd – F1 có 1/4 A-B-D-). Câu 14. Một loài thực vật, hình dạng quả do hai cặp gene A, a và B,b cùng quy định. Phép lai P cây quả dẹt lai với cây quả dẹt thu được F1 có tỷ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài. Cho hai cây quả tròn F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở F2 có thể là A. 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn: 1 cây quả dài. B. 1 cây quả dẹt: 1 cây quả dài. C. 2 cây quả dẹt : 1 cây quả tròn: 1 cây quả dài. D. 1 cây quả tròn: 1 cây quả dài Câu 14. Đáp án A. Tỉ lệ kiểu hình 9:6:1. → Tính trạng tương tác bổ sung. Quy ước: A-B- quy định quả dẹt; A-bb hoặc aaB- qu định quả tròn; aabb quy định quả dài.