PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 65. Chuyên ĐH Vinh (Lần 1 - Chính thức) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx

Trang 1/6 – Mã đề 051 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THPT CHUYÊN ĐH VINH (Đề thi có 06 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 051 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Glucose. B. Fructose. C. Maltose. D. Cellulose. Câu 2: Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty phân bón Việt Nhật có ghi độ dinh dưỡng là 16 – 16 – 8. Khối lượng phosphorus có trong 355 kg phân bón NPK này là A. 28,4 kg. B. 24,8 kg. C. 12,4 kg. D. 56,8 kg. Câu 3: Cho bảng độ tan (gam/100 gam nước) ở 20°C của một số muối sulfate và nitrate của kim loại nhóm IIA như sau: Ion Mg 2+ Ca 2+ Sr 2+ Ba 2+ NO 3 - 69,5 152 69,5 9,02 SO 4 2- 33,7 0,20 0,0132 0,0028 Một học sinh hoà tan hoàn toàn 150 gam muối X vào 200 gam H 2 O ở 20°C, thu được dung dịch Y. Vậy muối X có thể là A. Sr(NO 3 ) 2 . B. Ba(NO 3 ) 2 . C. MgSO 4 . D. Ca(NO 3 ) 2 . Câu 4: Poly(vinyl chloride) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH 2 =CHCl. B. CH 3 COOCH=CH 2 . C. CH 2 =CH 2 . D. CH 2 =CH-CH 3 . Câu 5: Tyrosine là một trong những loại amino acid cần thiết và có thể bổ sung cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tyrosine làm tăng mức độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine, adrenaline và norepinephrine giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện trí nhớ, giúp tỉnh táo đầu óc và tăng khả năng tập trung. Với mỗi môi trường có giá trị pH bằng 0,10; 5,65; 9,59 và 12,90, coi tryrosine chỉ tồn tại ở dạng cho dưới đây:
Trang 2/6 – Mã đề 051 Trong quá trình điện di, ion sẽ chuyển về phía điện cực trái dấu với ion. Cho các nhận định sau về quá trình điện di của tyrosine: (a) Với môi trường pH = 0,10 thì dạng (1) di chuyển về phía cực âm. (b) Với môi trường pH = 5,65 thì dạng (2) hầu như không di chuyển về phía các điện cực. (c) Với môi trường pH = 9,59 thì dạng (3) di chuyển về phía cực dương. (d) Với môi trường pH = 12,90 thì dạng (4) di chuyển về phía cực âm. Các nhận định đúng là A. (b), (c), (d). B. (a), (b), (c). C. (a), (b), (d). D. (a), (c), (d). Câu 6: Glycine là một amino acid được cơ thể sử dụng để tạo ra protein và tạo ra các chất quan trọng khác gồm hormone, enzyme, … Cho m gam glycine tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch NaOH 1 M, thu được dung dịch X. Phổ khối lượng của glycine như sau: Phát biểu nào sau đây sai? A. Công thức phân tử của glycine là C 2 H 5 O 2 N. B. Glycine có tính lưỡng tính. C. Giá trị của m là 7,5. D. Phổ khối lượng của glycine có peak ion phân tử [Gly + ] có giá trị m/z = 75. Câu 7: Một nhà kho chứa các đồ vật gia dụng làm từ nhựa polypropylene (PP) như hộp bảo quản thực phẩm, chai đựng nước, bình sữa trẻ nhỏ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập (vỏ bút bi, thước kẻ, hộp đựng bút), ghế nhựa, giá nhựa, tủ, bàn học, … bị bốc cháy, tạo nên khói đám cháy có nhiệt độ rất cao và chứa các khí độc như CO, CO 2 ,. Cho các phát biểu sau: (a) PP là polymer mạch không nhánh, bền trong môi trường acid và môi trường base, khó phân hủy sinh học. (b) Trong khi di chuyển ra xa đám cháy, cần cúi thấp người (nhằm tránh khói đám cháy), đồng thời dùng khăn ướt che mũi và miệng (để hạn chế khí độc đi vào cơ thể). (c) Nguyên tắc chữa cháy là cách li chất cháy, cách li hoặc làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ oxygen. (d) Để dập tắt đám cháy trên ta có thể dùng nước và khí carbon dioxide. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Trang 3/6 – Mã đề 051 Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân MgCl 2 nóng chảy. (b) Nhiệt phân hoàn toàn BaCO 3 . (c) Cho kim loại K vào dung dịch CuSO 4 dư. (d) Dẫn khí CO dư đi qua bột Fe 2 O 3 nung nóng. (e) Cho dung dịch Fe(NO 3 ) 2 vào dung dịch AgNO 3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 9: Chất hữu cơ X được dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, các chất phòng trừ dịch hại, chất dẫn dụ côn trùng, chất tăng tốc lưu hoá cao su và chất ức chế ăn mòn kim loại. Dung dịch X làm quỳ tím hoá xanh. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của X là 45. Chất X có thể là A. methyl formate. B. methylamine. C. formic acid. D. ethylamine. Câu 10: Chất nào sau đây là amine bậc hai? A. CH 3 NHCH 3 . B. CH 3 CH 2 N(CH 3 ) 2 . C. CH 3 CH 2 NH 2 . D. CH 3 NH 2 . Câu 11: Chất nào sau đây gọi là xút ăn da ? A. Na 2 CO 3 . B. NaNO 3 . C. NaOH. D. NaHCO 3 . Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Kim loại có tính ánh kim là do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng mà con người nhìn thấy được. B. Kim loại có tính dẻo là nhờ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hoá trị tự do trong mạng tinh thể. C. Tungsten (vonfram) được dùng làm dây tóc bóng đèn vì là kim loại dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại. D. Ở nhiệt độ phòng, các đơn chất kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ thuỷ ngân). Câu 13: Ethyl butyrate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl butyrate là : A. CH 3 CH 2 CH 2 COOCH 2 CH 3 . B. C 2 H 5 COOCH 2 CH 2 CH 2 CH 3 . C. CH 3 CH 2 COOCH 2 CH 3 . D. CH 3 CH=CHCOOCH 2 CH 3 . Câu 14: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường ? A. Na. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 15: Một trong các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại được sử dụng rộng rãi là phương pháp điện hoá. Trong phương pháp này, người ta nối hoặc cho kim loại cần bảo vệ tiếp xúc với kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (kim loại hi sinh). Phát biểu nào sau đây sai ? A. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. B. Các electron chuyển từ kim loại hi sinh tới kim loại cần bảo vệ. C. Sắt bị gỉ nhanh hơn khi tiếp xúc với đồng trong không khí ẩm. D. Kim loại hi sinh luôn có thế điện cực chuẩn cao hơn kim loại cần được bảo vệ. Câu 16: Phản ứng nào sau đây được gọi là phản ứng xà phòng hoá ? A. H 2 NCH 2 COOH + NaOH → H 2 NCH 2 COONa + H 2 O. B. C 17 H 35 COONa + HCl → C 17 H 35 COOH + NaCl. C. CH 3 COOH + NaOH → CH 3 COONa + H 2 O. D. CH 3 COOC 2 H 5 + NaOH (t°) → CH 3 COONa + C 2 H 5 OH. Câu 17: Cho phản ứng: CH 3 -CH 2 -CH=O + HCN → CH 3 -CH 2 -CHOH-CN Cơ chế của phản ứng trên như sau :
Trang 4/6 – Mã đề 051 Phát biểu nào sau đây sai ? A. Trong giai đoạn (1), có sự phân cắt liên kết π và hình thành liên kết σ. B. Trong giai đoạn (2), có sự tạo thành liên kết O-H. C. Phản ứng trên là phản ứng cộng nucleophile vào hợp chất carbonyl. D. Thay CH 3 CH 2 CHO bằng CH 3 COCH 3 thì phản ứng trên không xảy ra. Câu 18: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử như sau : Cặp oxi hoá - khử Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Ni 2+ /Ni Thế điện cực chuẩn (V) -0,762 -0,440 +0,340 +0,799 -0,257 Dãy gồm các ion có tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải ở điều kiện chuẩn là : A. Ag + , Cu 2+ , Ni 2+ , Fe 2+ , Zn 2+ . B. Zn 2+ , Fe 2+ , Ni 2+ , Cu 2+ , Ag + . C. Zn 2+ , Ni 2+ , Fe 2+ , Cu 2+ , Ag + . D. Zn 2+ , Fe 2+ , Cu 2+ , Ag + , Ni 2+ . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Để mạ đồng cho một tấm huy chương bằng sắt với độ dày và diện tích lớp mạ lần lượt là 0,1 mm và 88,5 cm², người ta tiến hành điện phân dung dịch CuSO 4 (điện cực âm là tấm huy chương và điện cực dương là lá đồng (copper) thô, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 2A không đổi. Khi kết thúc điện phân (quá trình mạ hoàn thành) thì hết t giây. Cho biết: - Khối lượng riêng của kim loại Cu là 8,96 g/cm³ và giả thiết toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào tấm huy chương, nước không bị điện phân ở cả hai điện cực. - Điện lượng: q = I.t = ne.F, trong đó: q là điện lượng (C), ne là số mol electron đi qua dây dẫn, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian điện phân (giây). a) Lá đồng thô đóng vai trò là cathode và tại điện cực này xảy ra quá trình oxi hoá kim loại Cu. b) Lượng CuSO 4 trong dung dịch không đổi trong quá trình điện phân. c) Tấm huy chương đóng vai trò là anode và tại điện cực này xảy ra quá trình khử ion Cu 2+ . d) Giá trị của t là 23912. Câu 20: Ethyl benzoate là hợp chất chính tạo mùi thơm của quả anh đào (cherry). Một học sinh tiến hành tổng hợp ethyl benzoate từ benzoic acid và ethyl alcohol theo phương trình hoá học sau: C 6 H 5 COOH + C 2 H 5 OH (H 2 SO 4 đặc, t°) ⇋ C 6 H 5 COOC 2 H 5 + H 2 O Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của ethyl benzoate, benzoic acid và ethyl alcohol. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau: Liên kết O-H (alcohol) O-H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm -1 ) 3650 - 3200 3300 – 2500 1780 - 1650 a) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ đặc trưng ở 3391 cm -1 là phổ của ethyl alcohol. b) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ đặc trưng ở 1726 cm -1 mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H là của ethyl benzoate. c) Dựa vào phổ hồng ngoại phân biệt được benzoic acid, ethyl alcohol và ethyl benzoate.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.