Bài 13. Di truyền học quần thể (LT) ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh Tel (Zalo): 0358.969.708 – Email:
[email protected] 01 Chủ đề 4: Di truyền học quần thể và di truyền học người I. KHÁI NIỆM 1. Quần thể Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài, có cùng khu phân bố ổn định, tồn tại trong một khoảng thời gian xác định và có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ. 2. Di truyền học quần thể và đặc trưng của di truyền học quần thể - Các đặc trưng di truyền của quần thể: + Vốn gene: là tập hợp tất cả các allele có trong quần thể ở một thời điểm xác định. + Tần số allele: tính bằng tỉ lệ giữa số bản sao allele đó trên tổng số bản sao của các allele thuộc một gene có trong quần thể. + Tần số kiểu gene trong quần thể được tính bằng tỉ lệ số cá thể mang kiểu gene đó trên tổng số cá thể của quần thể. - Xác định tần số allele, tần số kiểu gene trong quần thể cho phép xác định cấu trúc di truyền của quần thể. Việc phân tích cấu trúc di truyền của quần thể, sự duy trì và biến đổi cấu trúc đó trong những điều kiện nhất định giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể. - Di truyền học quần thể: + Là lĩnh vực nghiên cứu các đặc trưng di truyền của quần thể qua các thế hệ. + Ý nghĩa của di truyền học quần thể: thiết lập cơ sở để giải thích cơ chế tiến hóa quần thể, tiến hoá loài và của các bậc phân loại trên loài. II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI 1. Quần thể ngẫu phối - Quần thể ngẫu phối là quần thể trong đó các cá thể mới được sinh ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái. - Quần thể ngẫu phối thường có nhiều biến dị tổ hợp, dẫn đến đa dạng về kiểu gene và kiểu hình (đa hình). - Nhờ sự ngẫu phối, các đột biến lặn có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp và được tích lũy trong quần thể. Khi môi trường thay đổi, các đột biến này có thể trở nên trung tính hoặc có lợi, giúp quần thể thích nghi. 2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái trong đó tần số kiểu gene và tần số allele duy trì không đổi qua các thế hệ. Bài 13 \ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ