PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Phần một. Định hướng ôn luyện và làm bài thi tốt nghiệp THPT.docx

Phần một ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN CÔNG NGHỆ 1. Định hướng thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể từ năm 2025, học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tham dự kì thi tốt nghiệp THPT với những thông tin cụ thể như sau: 1.1. Mục đích của kì thi Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. 1.2. Đối tượng dự thi Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 1.3. Nội dung, hình thức, thời gian thi Nội dung thi bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tập trung vào chương trình lớp 12. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.4. Môn thi Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Theo Chương trình GDPT 2018, môn Công nghệ tách thành hai nhánh là Công nghệ định hướng công nghiệp và Công nghệ định hướng nông nghiệp. Học sinh được lựa chọn học một
trong hai định hướng công nghiệp hoặc nông nghiệp. Học sinh chọn học định hướng nào sẽ có thể đăng kí tham gia thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ theo định hướng đó. Kết quả thi tốt nghiệp môn Công nghệ không chỉ là cơ sở để xét tốt nghiệp THPT, mà còn là căn cứ xét tuyển vào các trường đại học về kĩ thuật, công nghệ. 2. Định hướng về nội dung và cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ 2.1. Định hướng về nội dung bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ Nội dung các câu hỏi trong bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ bám sát Chương trình GDPT 2018, tập trung chủ yếu vào nội dung kiến thức môn Công nghệ ở lớp 12 và một phần tỉ lệ kiến thức lớp 10 và lớp 11 có liên quan, có ý nghĩa quan trọng đối với định hướng nghề nghiệp của các em học sinh trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (các lĩnh vực STEM). Theo định hướng công nghiệp, môn Công nghệ lớp 12 đề cập tới hai lĩnh vực rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống là Công nghệ điện và Công nghệ điện tử. Trong đó, Công nghệ điện bao gồm các nội dung: Giới thiệu chung về kĩ thuật điện, Hệ thống điện quốc gia, Hệ thống điện trong gia đình, An toàn và tiết kiện điện năng; Công nghệ điện tử gồm các nội dung: Giới thiệu chung về kĩ thuật điện tử, Linh kiện điện tử, Điện tử tương tự, Điện tử số, Vi điều khiển. Ở Công nghệ lớp 10, 11, nội dung thi có thể chú trọng hơn tới các nội dung là tri thức nền tảng, có liên quan, có ý nghĩa quan trọng với định hướng nghề nghiệp về kĩ thuật, công nghệ như Công nghệ đại cương, Vẽ kĩ thuật, các nội dung đại cương về Cơ khí chế tạo và Cơ khí động lực. 2.2. Cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ Bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ gồm 2 phần với 28 câu hỏi, 40 lệnh hỏi; đánh giá 3 cấp độ tư duy (biết, hiểu, vận dụng), 5 năng lực thành phần của năng lực công nghệ (nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật). Phần I gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (4 lựa chọn), mỗi câu là một lệnh hỏi; 12 câu đầu đánh giá kĩ năng tư duy ở mức biết; 08 câu tiếp theo (từ câu 13 đến câu 20) đánh giá kĩ năng tư duy ở mức hiểu; 04 câu tiếp theo (từ câu 21 đến câu 24) đánh giá kĩ năng tư duy ở mức vận dụng. Mỗi câu trả lời đúng ở phần này thí sinh được 0,25 điểm. Phần II gồm 04 câu trắc nghiệm đúng sai, mỗi câu có 04 lệnh hỏi, tổng cộng có 16 lệnh hỏi; trong 04 lệnh hỏi của mỗi câu, lệnh hỏi số 1 kiểm tra kĩ năng tư duy ở mức biết; lệnh hỏi số 2 kiểm tra kĩ năng tư duy ở mức hiểu; lệnh hỏi số 3 và 4 kiểm tra kĩ năng tư duy ở mức vận dụng.
Điểm tối đa của 01 câu hỏi ở phần này là 1 điểm. – Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. – Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. – Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. – Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Trong 40 lệnh hỏi, có 16 lệnh hỏi đánh giá kĩ năng tư duy ở mức biết (40%), 12 lệnh hỏi đánh giá kĩ năng tư duy ở mức hiểu (30%), 12 lệnh hỏi đánh giá kĩ năng tư duy ở mức vận dụng (30%). 3. Định dạng câu hỏi, một số lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ 3.1. Định dạng câu hỏi môn Công nghệ Câu hỏi thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ sử dụng 02 định dạng: câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn (4 lựa chọn) và câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng đúng sai. Cụ thể từng định dạng như sau: Câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: Loại câu hỏi này có cấu trúc gồm hai phần: (1) câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn, hay câu hỏi; (2) các phương án để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu. Câu trắc nghiệm đúng sai 4 lệnh hỏi: Loại câu hỏi này có cấu trúc gồm hai phần: (1) bối cảnh tổng hợp có ý nghĩa, liên quan kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật, công nghệ, có đủ cơ hội để đánh giá kĩ năng tư duy ở cả ba cấp độ biết, hiểu, vận dụng; (2) các lệnh hỏi, mỗi lệnh hỏi là một nhận định ở thể khẳng định hoặc phủ định gắn với bối cảnh tổng hợp có ý nghĩa. Với mỗi lệnh hỏi, học sinh trả lời bằng cách chọn đúng hoặc sai. 3.2. Một số lưu ý để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ Để học tập và làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ, các em học sinh cần quan tâm một số vấn đề sau đây: • Một là, hiểu về môn Công nghệ ở cấp THPT. Giáo dục công nghệ phổ thông trong Chương trình GDPT 2018 hướng tới những giá trị: (1) Học Công nghệ để chuẩn bị cho học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, cộng đồng và xã hội; (2) Học Công nghệ để hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo và thiết kế; (3) Học Công nghệ để định hướng nghề nghiệp; (4) Học Công nghệ để chuẩn bị tri thức nền tảng, từ đó lựa chọn nghề hay tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật và công nghệ.
Môn Công nghệ hình thành, phát triển ở các em năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung. Nội dung môn Công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp chú trọng tới những kiến thức tổng quan, đại cương và định hướng nghề về công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ, vai trò và ảnh hưởng của công nghệ với đời sống xã hội, mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; các tri thức, năng lực nền tảng phù hợp và kết nối được với các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ thuộc một trong hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp mà các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Hiểu rõ những tư tưởng trên của môn Công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp sẽ giúp các em thấy được ý nghĩa quan trọng của môn Công nghệ trong việc định hướng nghề nghiệp của bản thân. Qua đó, các em có thêm động lực học tập, chủ động học tập, đào sâu suy nghĩ, nhất là những kiến thức cốt lõi, quan trọng. • Thứ hai, phát triển năng lực cần thường xuyên, ngay trong quá trình học. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép các em huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực công nghệ là năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình học tập môn Công nghệ, bao gồm các năng lực thành phần: nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật. Năng lực được hình thành và phát triển theo thời gian, đạt được từng cấp độ từ thấp đến cao. Để hình thành và phát triển năng lực, cần nhận thức đầy đủ về năng lực, hành động và trải nghiệm có ý thức, nỗ lực và kiên trì trong các bối cảnh cụ thể đòi hỏi phải thể hiện từng năng lực, trong mỗi bài học, hoạt động giáo dục. Sự khác biệt về năng lực chỉ có thể bộc lộ rõ ràng sau mỗi giai đoạn học tập nhất định. Vì vậy, các em cần tập trung vào học tập thường xuyên, hiểu bài ngay khi học, hiểu bản chất của đối tượng kĩ thuật, công nghệ. Hình thành và phát triển năng lực công nghệ đòi hỏi thời gian, với sự nỗ lực qua từng bài học. Hiệu quả hình thành và phát triển năng lực công nghệ sẽ rất thấp

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.