PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DEMO G402.pdf

Ứng dụng chuyển đổi số trong xây dựng nội dung bài giảng về “Phân số và các phép tính với phân số” môn Toán 4 giúp nâng cao hứng thú và cải thiện chất lượng học tập MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP ..........................................2 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................2 1. Lý do chọn biện pháp. ...................................................................................2 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp..........................................3 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện. .........................................5 2.1. Khai thác và sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế bài giảng sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh ...............................................................5 2.2. Tích cực khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện giúp học sinh dễ dàng hình dung và ứng dụng thực tiễn ......................................................8 2.3. Ứng dụng chuyển đổi số thiết kế các trò chơi học tập thú vị nhằm cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.........................................10 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện. ...................................................12 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................14 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp. .........................................................................................................................14 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn...................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................16 PHỤ LỤC...........................................................................................................16
2.2. Tích cực khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện giúp học sinh dễ dàng hình dung và ứng dụng thực tiễn * Mục đích: Biện pháp khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện trong giảng dạy về “Phân số và các phép tính với phân số” giúp học sinh dễ dàng hình dung kiến thức và áp dụng vào thực tiễn, từ đó tăng cường sự hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Việc sử dụng tài nguyên đa phương tiện làm cho bài học trở nên sống động và trực quan hơn, giúp học sinh tiếp thu bài học một cách cởi mở và tích cực hơn. * Nội dung và cách thực hiện: Thông qua những ứng dụng, giáo viên có thể sưu tầm những hình ảnh hoặc video trực quan tạo điều kiện cho học sinh thực hành một cách thực tế nhất trong bài học. Để tích cực khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện, giúp học sinh dễ dàng hình dung và ứng dụng thực tiễn, giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Lựa chọn tài nguyên phù hợp Chọn các tài nguyên đa phương tiện phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học, như hình ảnh, video, âm thanh, và các phần mềm tương tác. Bước 2: Lên kế hoạch bài giảng và thiết kế Sau khi xác định rõ mục tiêu, nội dung chính và các hoạt động tương tác trong bài giảng. Giáo viên sẽ sử dụng những tài nguyên đa phương tiện để thiết kế bài giảng hấp dẫn, sinh động và phù hợp với mục tiêu học tập. Bước 3: Sử dụng trong giảng dạy Linh hoạt sử dụng các công cụ và tài nguyên đa phương tiện trong quá trình giảng dạy để tạo sự hứng thú và tương tác cho học sinh. Ví dụ 1: Để nâng cao tính trực quan và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh khi tìm hiểu nội dung Bài 58: So sánh phân số, trang 64, Toán 4, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã sưu tầm các hình ảnh trên internet để thiết kế thành các bài toán mang tính thực tế về so sánh phân số cho học sinh thảo luận.
Chẳng hạn với hai hình ảnh trên, tôi đã xây dựng bài toán so sánh phân số cho học sinh như sau: “Đàn cún nhà bạn Linh có 5 chú cún màu trắng và 6 chú cún màu đen. Đàn cún nhà bạn Hoa có 4 chú cún màu đen và 3 chú cún màu trắng. Các em hãy biểu diễn phân số phù hợp với đàn cún nhà bạn Linh và nhà bạn Hoa, sau đó so sánh 2 phân số”. Ví dụ 2: Trong giờ học nội dung Bài 60: Phép cộng phân số, trang 74, Toán 4, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã sử dụng Chat GPT để thiết kế các hình ảnh và sưu tầm các bài tập liên quan cho học sinh tính toán. Với hai hình ảnh được tạo từ Chat GPT trên, tôi đã thiết kế bài toán cho học sinh như sau: “Chủ nhật Mai cùng mẹ đi chợ, mẹ Mai mua 2 quả táo xanh và 3 quả táo đỏ. Cũng vào ngày hôm đó, bà ngoại đến thăm và cho gia đình của Mai 8 quả cam, trong đó có 5 quả cam vàng và 3 quả cam xanh. Các em hãy giúp bạn Mai biểu diễn phân số phù hợp cho số táo và số cam, sau đó cộng hai phân số lại nhé!” * Điểm mới: Điểm mới của biện pháp khai thác và sử dụng tài nguyên đa phương tiện trong giảng dạy là việc áp dụng các công cụ đa dạng như video, hình ảnh minh hoạ giúp cho kiến thức trở nên trực quan và dễ hiểu hơn. Điều này giúp học sinh dễ dàng hình dung và liên hệ kiến thức với các tình huống thực tiễn, từ đó nâng cao khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế và tăng cường hiệu quả học tập. 2.3. Ứng dụng chuyển đổi số thiết kế các trò chơi học tập thú vị nhằm cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh * Mục đích: Việc ứng dụng chuyển đổi số để thiết kế các trò chơi học tập hướng đến mục tiêu cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Biện pháp này giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn, khuyến khích sự tham gia tích cực và chủ động của học sinh. Nhờ đó, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả mà còn tạo nên một môi trường học tập tích cực và sáng tạo.
* Nội dung và cách thực hiện: Ứng dụng chuyển đổi số để thiết kế các trò chơi học tập sẽ giúp cải thiện và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên có thể triển khai biện pháp này theo những bước như sau: Bước 1: Xác định nội dung giảng dạy và công cụ hỗ trợ Giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các nền tảng và công cụ phù hợp để thiết kế trò chơi học tập phù hợp với trình độ của học sinh cũng như mục tiêu bài học. Bước 2: Lên kế hoạch và thiết kế trò chơi Sau khi xác định mục tiêu, nội dung cũng như cấu trúc của trò chơi học tập, giáo viên có thể sử dụng các công cụ đã chọn để thiết kế trò chơi học tập hấp dẫn và thú vị, đảm bảo tính tương tác và khuyến khích học sinh tham gia. Bước 3: Triển khai trên lớp Triển khai trò chơi trong quá trình giảng dạy để tạo môi trường học tập vui nhộn và kích thích sự tham gia của học sinh. Ví dụ 1: Trong giờ học nội dung Bài 63: Phép nhân phân số, trang 86, Toán 4, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã sử dụng phần mềm Word Wall để tổ chức trò chơi “Mảnh ghép may mắn” cho học sinh tham gia. (Nguồn: https://wordwall.net/resource/75687017) Mục tiêu: Giúp học sinh được làm quen và thực hành phép nhân giữa các phân số. Cách chơi: - Bước 1: Trước tiên tôi đã chuẩn bị các câu hỏi và bài tập liên quan đến phép nhân phân số trên phần mềm Word Wall. Mỗi câu hỏi hoặc bài tập sẽ được gắn với một mảnh ghép. Các mảnh ghép sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên trên màn hình. - Bước 2: Sau khi hướng dẫn học sinh cách thực hiện nhân phân số, tôi đã chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ. Lần lượt các nhóm sẽ chọn một mảnh ghép trên màn hình và thảo luận trả lời trong thời gian 1 phút.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.