Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2. TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT (File GV).pdf
CHUYÊN ĐỀ 2. TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Tính chất của chất Tính chất vật lí Tính chất hóa học - Trạng thái (rắn, lỏng, khí). - Màu sắc, mùi vị, tính tan. - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. - Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, tính cứng Khả năng biến đổi tạo thành chất mới như: - Khả năng cháy - Khả năng phân hủy - Khả năng tác dụng với chất khác. II. Sự chuyển thể của chất Sự chuyển thể Nội dung Nhận xét Sự nóng chảy - Là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. - Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy. VD: Nước nóng chảy ở 0oC. - Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của cùng một chất là như nhau. Sự đông đặc - Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. - Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc. VD: Nước đông đặc ở 0oC. Sự bay hơi - Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của chất. - Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng. - Sự bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ. - Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. Sự sôi - Là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng và bề mặt thoáng của chất lỏng. - Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ sôi. Sự ngưng tụ - Là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất.
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CTST - SBT] Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính chất vật lí của chất đó. (a) Đường mía (saccharose). (b) Muối ăn (sodium chloride). (c) Sắt (iron). (d) Nước. Hướng dẫn giải (a) Đường mía (saccharose): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị ngọt, tan trong nước. (b) Muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị mặn, tan nhiều trong nước. (c) Sắt (iron): Ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. (d) Nước: Ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và có thể hòa tan được nhiều chất khác. Câu 2. Hãy chỉ ra tính chất vật lí và tính chất hóa học của lưu huỳnh (sulfur) và dung dịch copper sulfate trong trường hợp sau: Tính chất của lưu huỳnh (sulfur) Tính chất của dung dịch copper (II) sulfate - Lưu huỳnh là một chất rắn, màu vàng, có nhiệt độ nóng chảy là 113 oC. Lưu huỳnh có khả năng cháy trong oxygen với ngọn lửa màu xanh, ngoài ra ở điều kiện thường lưu huỳnh còn phản ứng với thủy ngân (mercury) tạo thành mercury (II) sulfide. - Dung dịch copper (II) sulfate là một chất lỏng, màu xanh. Khi phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo thành chất rắn không tan trong nước. Copper (II) sulfate có khối lượng riêng là 3,603 gam/mL và có khả năng dẫn điện. Hướng dẫn giải Tính chất vật lí Tính chất hóa học Lưu huỳnh (sulfur) chất rắn, màu vàng, nhiệt độ nóng chảy là 113oC. cháy trong oxygen với ngọn lửa màu xanh, phản ứng với thủy ngân ở điều kiện thường tạo thành mercury (II) sulfide Copper (II) sulfate chất lỏng, màu xanh, d = 3,603 gam/mL, có khả năng dẫn điện. phản ứng với NaOH tạo chất không tan trong nước. Câu 3. Dựa vào hiểu biết của mình em hãy liệt kê một số tính chất của đồng, nhôm, đường saccharose và nước vào bảng sau: Đồng (copper) Nhôm (aluminium) Đường saccharose Nước Hướng dẫn giải Đồng (copper) Nhôm (aluminium) Đường saccharose Nước - Chất rắn, màu đỏ. - Có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt. - Chất rắn, màu trắng bạc, có tính dẻo. - Có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt. - Chất rắn, không màu. - Tan tốt trong nước. - Chất lỏng, không màu. - Sôi ở 100oC, nóng chảy ở 0oC.
Câu 4. [CTST - SBT] Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước. Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng. (a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên. (b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường saccharose. (c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã tẩy trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem biện pháp đó là biện pháp nào. Hướng dẫn giải (a) Tên chất: saccharose, nước, sulfur dioxide; Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường. (b) Tính chất vật lí: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 185°C. Tính chất hóa học: Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước. (c) Ngày nay, người ta không tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide mà thường dùng than hoạt tính để làm trắng đường vì nó đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con ngừoi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Câu 5. Căn cứ vào đâu mà (a) Đồng (copper) được dùng làm dây dẫn điện; cao su được dùng làm vỏ dây? (b) Cồn dùng để nướng mực. (c) Giấy bạc (làm bằng nhôm (aluminium)) dùng để bọc nướng thức ăn. Hướng dẫn giải (a) Do đồng dẫn được điện còn cao su cách điện. (b) Do khi cháy cồn tỏa lượng nhiệt lớn. (c) Do nhôm dẫn nhiệt tốt. Câu 6. Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào?