PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 11. Liên kết ion - HS.pdf

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 1 I. ION VÀ SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION: 1. Sự tạo thành ion: - Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion. Hình 1. Sự hình thành ion Li+ - Khi nguyên tử kim loại nhường đi e ngoài cùng thì biến thành ion dương (hay Cation). - Các nguyên tử kim loại lớp ngoài cùng có 1,2,3 electron dễ nhường electron để tạo ra cation (ion dương) có cấu hình bền vững của khí hiếm. - Ví dụ: Li → Li+ + 1e (Hình 1) Cấu hình electron của Li: 1s2 2s1 , nguyên tử Li dễ nhường 1 electron ở lớp ngoài cùng để trở thành ion dương Li+ (1s2 ). Hình 2. Sự hình thành ion F- - Khi nguyên tử phi kim nhận thêm e thì biến thành ion âm (hay Anion). - Các nguyên tử phi kim lớp ngoài cùng có 5,6,7 electron dễ nhận thêm electron và biến thành anion (ion âm) có cấu hình bền vững của khí hiếm. - Ví dụ: F + 1e → F (Hình 2) - Cấu hình e của nguyên tử F: 1s2 2s2 2p5 , do có 7e lớp ngoài cùng nên Flo có xu hướng nhận thêm 1e để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm Ne.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 2 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử: - Ion đơn nguyên tử: Là các ion tạo nên từ một nguyên tử. Ví dụ: Cation: Na+ , Ca2+... Anion: Cl– ,S2- ... - Ion đa nguyên tử: Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Ví dụ: Cation: NH4 + ... Anion: SO4 2- , OH–... 3. Sự hình thành liên kết ion: - Hiểu một cách đơn giản thì liên kết mà hình thành bởi những lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu (dương âm) gọi là liên kết ion. - Ví dụ: phân tử NaCl Hình 3. Quá trình hình thành liên kết ion giữa Na và Cl Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl để biến thành ion dương Na+ Na → Na+ + 1e Mỗi nguyên tử Cl nhận 1e để biến thành ion âm Cl– Cl + 1e → Cl– Phản ứng hóa học: 2Na + Cl2 → 2NaCl Ví dụ 1. Trong các nguyên tố kim loại và phi kim, nguyên tử của những nguyên tố nào có xu hướng tạo thành cation hoặc anion? Giải thích. Ví dụ 2. a) Quan sát Hình 9.1, nhận xét số electron trên lớp vỏ với số proton trong hạt nhân của mỗi ion tạo thành - Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. - Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình. KẾT LUẬN
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 3 b) Trình bày cách tính điện tích của các ion thu được khi nguyên tử nhường hoặc nhận thêm electron trong Hình 9.1 c) Ion Na+ và ion O2- thu được có bền vững về mặt hóa học không? Chúng có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nào? Ví dụ 3. Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau: a) Li → Li+ + ? b) Be → ? + 2e c) Br + ? → Br- d) O + 2e → ? Ví dụ 4. Viết cấu hình electron của các ion K+ , Mg2+, F- , S2- . Mỗi cấu hình đó giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào? Ví dụ 5. Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa: A. electron chung và hạt nhân nguyên tử. B. các anion. C. cation và electron tự do. D. cation và anion. Ví dụ 6. Vì sao một ion O2- kết hợp được với hai ion Li+ ? Ví dụ 7. Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl khi sodium tác dụng với chlorine. Ví dụ 8. Cho các ion: Na+ , Mg2+ , O 2- , Cl- . Những ion nào có thể kết hợp với nhau tạo thành liên kết ion? Ví dụ 9. Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong: a) Calcium oxide b) Magnesium chloride. Ví dụ 10. Hãy nêu một số hợp chất ion: a) Tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử. b) Tạo nên bởi ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. c) Tạo nên bởi các ion đa nguyên tử. Ví dụ 11. Cho các chất sau: SiO2 là thành phần chính của thạch anh, CaCO3 là thành phần của đá vôi. Hãy cho biết chất nào được tạo nên bởi liên kết ion? Giải thích. II. TINH THỂ ION: Trong mạng tinh thể NaCl các ion Na+ ,Cl– được phân bố luân phiên đều đặn và có trật tự trên các đỉnh của hình lập phương nhỏ. Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu liên kết với nó (Hình 4). Hình 4. Tinh thể NaCl thực tế và mô hình mạng lười tinh thể NaCl - Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể lớn. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.