PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DEMO Q715.pdf

Đề tài: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các kỹ thuật dạy học nhóm phân môn Vật lý KHTN lớp 7 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .........................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4 5. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến...........................................................4 B. NỘI DUNG......................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................5 1.1. Quan điểm về phát triển năng lực giao tiếp hợp tác cho học sinh THCS5 1.2. Khái niệm và ý nghĩa của kỹ thuật dạy học nhóm ..................................5 1.3. Quy trình vận dụng kỹ thuật dạy học nhóm trong giảng dạy phân môn Vật lý - Khoa học tự nhiên 7..........................................................................6 2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................6 3. Biện pháp thực hiện.......................................................................................8 Biện pháp 1. Vận dụng hiệu quả kỹ thuật “Khăn trải bàn” giúp học sinh phát huy năng lực giao tiếp và tư duy cá nhân.......................................................8 Biện pháp 2. Vận dụng kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” để phát huy tinh hợp tác tích cực cho học sinh ..............................................................................11 Biện pháp 3. Vận dụng kỹ thuật “Bể cá” trong học tập phân môn Vật lý giúp học sinh trao đổi và thảo luận hiệu quả........................................................14 Biện pháp 4. Vận dụng kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” nhằm nâng cao khả năng giải thích và kết nối thông tin cho học sinh .................................................16 Biện pháp 5. Vận dụng kỹ thuật “KWL” giúp học sinh phát triển tư duy suy luận và năng lực khám phá kiến thức...........................................................18 4. Hiệu quả của sáng kiến................................................................................21 5. Điều kiện cần thiết để thực hiện sáng kiến.................................................23 6. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến..................................................23 C. KẾT LUẬN....................................................................................................24 1. Kết luận .......................................................................................................24
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung Bài 9: Sự truyền âm, trang 54, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Cánh diều, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” để tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu nội dung bài học theo các câu hỏi gợi ý sau: - Câu 1: Âm thanh truyền qua những môi trường nào? - Câu 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự truyền âm? - Câu 3: So sánh sự truyền âm trong các môi trường khác nhau. - Câu 4: Theo các em, tại sao âm thanh không thể truyền trong chân không? - Câu 5: Ứng dụng thực tiễn của việc hiểu sự truyền âm trong đời sống hàng ngày là gì? Với hoạt động này, các nhóm sẽ phân công mỗi thành viên suy nghĩ và trả lời 1 câu hỏi, sau đó cả nhóm sẽ cùng nhau thảo luận, thống nhất kết quả của cả 5 câu hỏi vào ô trung tâm “Ý kiến của cả nhóm”. Sau đó, tôi sẽ mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp để cả lớp cùng nhau bàn luận, làm rõ vấn đề của bài học. Ví dụ 2: Trong giờ học Bài 12: Ánh sáng, tia sáng, trang 65, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Cánh diều, tôi cũng đã vận dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” và phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu một nội dung cụ thể: - Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của ánh sáng - Nhóm 2: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của tia sáng - Nhóm 3: Nghiên cứu các loại nguồn sáng khác nhau - Nhóm 4: Xác định và gọi tên các chùm sáng thường gặp - Nhóm 5: Tìm hiểu và giải thích về hiện tượng “nhật thực” và “nguyệt thực”
Ví dụ 1: Trong giờ học: Bài tập (Chủ đề 4), trang 53, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Cánh diều, tôi vận dụng kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” để tổ chức cho học sinh làm bài tập, ôn tập kiến thức của Chủ đề 4: Tốc độ. Đối với hoạt động này, tôi đã chia học sinh thành 5 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3. Các nhóm sẽ tiến hành truyền bảng nhóm cho nhau được ví như “Lẩu băng chuyền”. Sau mỗi lần truyền, các nhóm phải ghi ra 1 bài toán liên quan đến Chủ đề 4: Tốc độ cho nhóm bạn. Kết thúc 5 lần truyền, khi bảng nhóm quay lại đúng vị trí ban đầu, các nhóm có thêm 10 phút để cùng nhau thảo luận và giải các bài toán. Nội dung một số bài toán mà liên quan đến Chủ đề 4: Tốc độ mà các nhóm đã ghi ra trong hoạt động như: - Bài 1: Một chiếc xe đi được quãng đường 600 m trong 30 s. Tốc độ của xe là bao nhiêu? - Bài 2: Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8 m/s. Xe đi được bao xa trong 8s? - Bài 3: Nhà Quang cách nhà Nam 210 m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là bao nhiêu? ... Ví dụ 2: Trong tiết học tìm hiểu nội dung Bài 11: Phản xạ âm, trang 62, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Cánh diều, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” để tổ chức cho học sinh thảo luận, xác định: Tác hại của tiếng ồn. Ở hoạt động thảo luận lần này, học sinh cũng được chia thành các nhóm nhỏ và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A3. Sau mỗi lần chuyền bảng, các nhóm phải ghi ra ít nhất 2 tác hại của tiếng ồn vào bảng, sao cho các ý kiến được ghi ra không trùng nhau.
Ví dụ 2: Trong tiết học tìm hiểu nội dung Bài 14: Phản xạ âm, trang 74, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” để tổ chức cho học sinh thảo luận, xác định: Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. Ở hoạt động thảo luận lần này, học sinh cũng được chia thành các nhóm nhỏ và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A3. Sau mỗi lần chuyền bảng, các nhóm phải ghi ra ít nhất 2 tác hại của ô nhiễm tiếng ồn vào bảng, sao cho các ý kiến được ghi ra không trùng nhau. Một số tác hại của ô nhiễm tiếng ồn được các nhóm ghi lại trong bảng giấy A3 cụ thể như sau: - Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như: đau đầu, căng thẳng, mất ngủ và các bệnh về tai như suy giảm thính lực. - Ô nhiễm tiếng ồn có thể làm giảm khả năng tập trung và hiệu suất trong học tập và làm việc, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng công việc. - Ô nhiễm tiếng ồn liên tục có thể gây ra cảm giác khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần và tâm trạng của con người,... Kết thúc hoạt động “Lẩu băng chuyền”, tôi sẽ mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác sẽ lắng nghe và bổ sung. Cuối cùng, tôi tiến hành chuẩn hóa kiến thức cho học sinh nắm rõ. Trong quá trình thực hiện, kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong thái độ và hiệu quả học tập của học sinh. Học sinh tham gia vào hoạt động một cách chủ động và hào hứng, thể hiện sự tích cực trong việc trao đổi ý kiến và thảo luận nhóm. Sự tương tác liên tục giữa các nhóm giúp học sinh mở rộng hiểu biết và củng cố kiến thức qua việc tiếp xúc với nhiều quan điểm và giải pháp khác nhau. Các em cũng cho thấy sự tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề và phản xạ nhanh hơn khi nhận xét và xử lý các ý kiến của nhóm khác. * Điểm mới: Điểm mới của biện pháp nằm ở khả năng tạo ra một môi trường học tập động và tương tác cao. Khác với các phương pháp truyền thống, kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” sử dụng cơ chế luân phiên nhiệm vụ, nơi mỗi học sinh đóng góp vào một phần của hoạt động nhóm và sau đó chuyển giao cho bạn cùng nhóm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.