Nội dung text 22 - KNTT - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN - HS.docx
BÀI 22 : CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN: - Kết quả thí nghiệm ( SKG/ Trang 91 ) - Thí nghiệm 1: + Khi tăng số chỉ của ampe kế tăng thì độ sáng của bóng đèn tăng. + Khi số chỉ của ampe kế giảm thì độ sáng của bóng đèn giảm. - Thí nghiệm 2: + Khi số chỉ của ampe kế tăng thì số lượng ghim giấy bám vào nam châm điện tăng lên. + Khi số chỉ của ampe kế giảm thì số lượng ghim giấy bám vào nam châm điện giảm xuống. - Nguyên nhân: + Khi số chỉ của ampe kế tăng, tức là cường độ dòng điện tăng lên làm cho tác dụng của dòng điện trở nên mạnh hơn. + Khi số chỉ của ampe kế tăng, tức là cường độ dòng điện tăng lên làm cho tác dụng của dòng điện trở nên mạnh hơn. II. CÔNG THỨC TÍNH CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN: - Điện lượng di chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian được gọi là cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó :
. q I = A t - Trong đó: + Δq là điện lượng dịch chuyển qua các tiết diện thẳng của vật dẫn [C]. + Δt là thời gian dịch chuyển của điện lượng Δq [s]. + I là cường độ dòng điện [A]. Cường độ dòng điện không đổi được đo bằng ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện. Công thức tính điện lượng : ..qIt C Đơn vị của cường độ dòng điện : .1CC 1A = = 1 1ss Đơn vị của điện lượng là culông (C) : 11.CAs → Định nghĩa đơn vị Culông: Culông là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 giây khi có dòng điện không đổi cường độ 1A chạy qua dây dẫn này. Con số "10000 mA.h" ” ghi trên thiết bị nạp điện cho điện thoại di động là được gọi là dung lượng của thiết bị nạp điện, nếu xạc pin với cường độ dòng điện 10000 mA thì sau 1 giờ thiết bị sạc sẽ hết điện. III. LIÊN HỆ GIỮA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI MẬT ĐỘ VÀ TỐC ĐỘ CÁC HẠT MANG ĐIỆN: 1. Dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại: Trong kim loại tồn tại các electron không liên kết với nguyên tử, được gọi là electron tự do vì chúng có thể chuyển động tự do về mọi hướng. Khi dây dẫn được nối với nguồn điện thì trong dây dẫn xuất hiện điện trường. Dưới tác dụng của lực điện trường, các electron mang điện tích âm dịch chuyển có hướng ngược với hướng của điện trường, tạo ra dòng điện. Quy ước chiều dòng điện trong mạch là chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện. Bản chất: dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do ngược chiều điện trường (tức là ngược chiều quy ước chiều dòng điện). 2. Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của hạt mang điện: Công thức tính cường độ dòng điện dựa vào mật độ và tốc độ các hạt mang điện là : ISnve