PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BTVN - Chương 2 - 3.pdf

File nì là của nqah ó – Trang 1 CHƯƠNG 2 HÀM CUNG VÀ HÀM CẦU, HỆ SỐ CO GIÃN Phần một. Tự luận Câu 1. Có biểu cầu về một hàng hóa như sau: Giá (nghìn đồng/kg) 40 36 32 28 20 Lượng cầu (tấn) 0,5 1 1,5 2 2,5 a. Xác định phương trình đường cầu. b. Lượng cung không thay đổi ở mức 2 QS = tấn. Hãy tính giá cân bằng và doanh thu? c. Do thu nhập người tiêu dùng tăng làm lượng cầu ở mọi mức giá tăng lên 0,5 tấn. Khi đó giá và doanh thu thay đổi như thế nào? d. Minh họa các kết quả trên bằng đồ thị. Câu 2. Cho số liệu về cung và cầu của 1 loại hàng hóa: P 7 8 9 10 11 12 QS 11 13 15 17 19 21 QD 20 19 18 17 16 15 a) Viết phương trình cung, cầu. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại trạng thái cân bằng. Tổng chi tiêu đạt giá trị lớn nhất khi nào? b) Khi chính phủ đặt giá ở P = 11,5 thì thị trường sẽ rơi vào trạng thái như thế nào? c) Nếu chính phủ đánh thuế trên 1 đơn vị, giá và lượng sẽ thay đổi như thế nào vào 1 đơn vị sản phẩm? d) Tính tác động của thuế đến các thành viên kinh tế, mỗi bên chịu như thế nào? Câu 3. Cầu về phòng trọ cho sinh viên tại khu vực Hà Nội như sau: Giá P (trăm nghìn đồng 1 phòng/ tháng) Lượng cầu tại Cầu Giấy (trăm phòng) Lượng cầu tại Trương Định (trăm phòng) Lượng cầu tại Từ Liêm (trăm phòng)
File nì là của nqah ó – Trang 2 300 22 25 15 400 20 20 13 450 18 15 12 500 16 13 11 Hãy xác định lượng cầu của cả 3 khu phố trên. Câu 4. Có 3 trang trại sản xuất rau sạch tại Thanh Trì có biểu cung về rau sạch như sau: Giá (nghìn đồng/kg) Lượng cung trang trại Hòa Bình (tấn/ngày) Lượng cung trang trại Hữu Nghị (tấn/ngày) Lượng cung trang trại Việt Hàn (tấn/ngày) 20 2 1 2 25 3 3 4 30 4 5 6 35 5 7 8 Hãy xác định biểu cung về rau sạch của thị trường này và vẽ đồ thị minh họa. Câu 5. Giả sử thị trường có hai người mua có đường cầu tương ứng: (D P Q D P Q 1 1 1 2 2 2 ) : 18 2 ; : 19 0,5 = − = − ( ) Hãy xác định phương trình đường cầu thị trường và vẽ hình minh họa. Câu 6. Có biểu cung và biểu cầu với hàng hóa X như sau: Giá (1000đ/kg) Lượng cầu (triệu tấn) Lượng cung (triệu tấn) 100 1000 300 120 800 400 140 600 500 160 400 700 a. Xác định phương trình cung – cầu. Vẽ đồ thị minh họa b. Tính giá và sản lượng cân bằng.
File nì là của nqah ó – Trang 3 c. Nếu lượng cầu tại mọi mức giá giảm 100 sản phẩm. Giá và lượng cân bằng mới như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa. Câu 7. Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung hàng năm ở các mức giá khác nhau của sản phẩm X như sau: Giá (P – ngàn đồng) Lượng cầu (QD – ngàn sản phẩm) Lượng cung (QS – ngàn sản phẩm) 10 40 20 12 37 26 14 32 32 16 28 38 a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu thị trượng về sản phẩm X. b. Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của sản phẩm X? c. Hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá khi giá là 16 ngàn đồng, khi giá là 14 ngàn đồng. Muốn tăng doanh thu, doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong mỗi trường hợp? d. Hãy tính độ co giãn của cung theo giá khi giá là 16 ngàn đồng, khi giá là 14 ngàn đồng. e. Giả sử nhà nước ấn định giá trần (giá tối đa) là P* = 12 ngàn đồng. Có sự thiếu hụt hàng hóa hay không? Nếu có, lượng thiếu hụt là bao nhiêu? f. Để mức giá tối đa (P* = 12) trở thành mức giá cân bằng, nhà nước phải tăng lượng cung ở mỗi mức giá là bao nhiêu? Câu 8. Nước mía thường được coi là thứ đồ uống giải khát vào mùa hè cho mọi người bởi giá rẻ và độ phổ biến của cây mía. Hãy phân tích cung và cầu trong trường hợp: a) Thị trường ổn định. b) Thị trường vào mùa hè. c) Ảnh hưởng bởi thông tin “Uống nước mía sẽ xui xẻo khi chạy sự kiện và làm ăn hay những ngày lễ quan trọng”
File nì là của nqah ó – Trang 4 Câu 9. Khi giá mặt hàng Y tăng 20% thì lượng cầu mặt hàng X giảm 15%, lượng cầu mặt hàng Z tăng 10%. a. Xác định hệ số co giãn chéo giữa 2 mặt hàng X và Y, giữa 2 mặt hàng Y và Z. b. X và Y là 2 mặt hàng thay thế hay bổ sung? Còn Y và Z? Cho ví dụ? Câu 10. Dựa trên những nghiên cứu kinh tế về thị trường khi thiên nhiên và biến động của các thị trường này một khi các chế độ kiểm soát dần dẫn được bãi bỏ trong những năm 1980, những số liệu sau dãy mô tả thị trường vào năm 1975. Giá khí thiên nhiên trên thị trường tự do lẽ ra khoảng 2 đôla cho một mcf (triệu phút khói), sản xuất và tiêu dùng lẽ ra khoảng 20 Tcf (tỷ phút khói). Giá xăng trung bình (kể cả lượng nhập và sản xuất trong nước) vào khoảng 8 dola /thùng, chính giá này ảnh hưởng tới cả cung và cầu khí thiên nhiên. Độ co giãn của cung theo giá là 0,2. Giá xăng tăng cao hơn cùng dẫn tới việc sản xuất khí thiên nhiên nhiều hơn, độ co giãn chéo của cung theo giá là 0,1. Còn đối với cấu độ co giãn theo giá là -0,5 và đó co giãn chéo của cầu theo giá là 1,5. a. Hàm số cung và hàm số cầu của khí thiên nhiên (giả sử tuyến tính) là gì (với Q là lượng khí thiên nhiên tính theo Tcf, Pg là giá khí thiên nhiên tính theo đôla/mcf và Po là giá dầu tính theo dola/thùng) Hàm cầu có dạng: QD =a+b. Pg +e.Po; Hàm cung có dạng: QS =c+d. Pg +g.Po b. Giả sử giá đã được điều chỉnh của khí thiên nhiên năm 1975 là 1,5 đôla/mcf thay vì là 2 đôla, lượng dư cấu (thiếu hụt) sẽ là bao nhiêu? c. Giả sử thị trường khí thiên nhiên không được điều chỉnh. Nếu giá dầu tăng từ 8 đôla lên 16 đôla thì điều gì sẽ xảy ra đối với giá thị trường tự do của khi thiên nhiên?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.