PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 2. Hội nhập kinh tế quốc tế.docx

Phần hai CÂU HỎI ÔN LUYỆN THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án) Câu 1. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới được hiểu là A. tăng trưởng kinh tế. C. hội nhập kinh tế. B. phát triển kinh tế. D. nhiệm vụ kinh tế. Câu 2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia phải dựa trên cơ sở A. lợi ích cá nhân và áp đặt rào cản thương mại. B. lợi ích cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc riêng. C. cùng có lợi và tuân thủ các quy định riêng. D. cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung. Câu 3. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là A. nhu cầu tối thiểu. B. quá trình đơn lẻ. C. tình trạng khẩn cấp. D. tất yếu khách quan. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nước đang phát triển? A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế. B. Rút ngắn khoảng cách phát triển. C. Tiếp cận các nguồn lực bên ngoài. D. Tạo ra các cơ hội việc làm. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai về quan điểm định hướng hội nhập kinh tế ở Việt Nam? A. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện. B. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. C. Hạn chế tham gia thoả thuận thương mại quốc tế. D. Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Câu 6. Hội nhập kinh tế quốc tế không được thực hiện theo cấp độ nào? A. Cấp độ toàn cầu. C. Cấp độ khu vực. B. Cấp độ cá nhân.
D. Cấp độ song phương Câu 7. Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm nào? A. 1996. B. 1997. C. 1998. D. 2000. Câu 8. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau như A. đối thoại đa phương, đối thoại khu vực và đối thoại toàn cầu. B. hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. C. kết nối toàn diện, kết nối song phương và kết nối toàn cầu. D. cộng tác toàn diện, cộng tác song phương và cộng tác đa phương. Câu 9. Yếu tố nào sau đây là một trong những yêu cầu tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Gia tăng khoảng cách giàu, nghèo. B. Gia tăng dân số tur nhiên. C. Thu hút nguồn lực trong nước. D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 10. Tháng 01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức nào sau đây? A. WHO. B. WTO. C. UNICEF. D. WB. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam? A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước. B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính. C. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài. D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế. Câu 12. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác song phương là hợp tác được kí kết giữa A. 2 quốc gia. B. 3 quốc gia. C. 4 quốc gia. D. 5 quốc gia. Câu 13. Để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện điều gì? A. Từ chối giải quyết tranh chấp đầu tư. B. Từ chối giải quyết trên lĩnh vực mới. C. Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của CPTPP. D. Tuân thủ toàn bộ các thoả ước cá nhân của mỗi bên. Câu 14. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở có nhiều điểm tương đồng được gọi là
A. hội nhập toàn cầu. B. hợp tác khu vực. C. hội nhập song phương. D. hội nhập địa phương. Câu 15. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu được gọi là A. hội nhập toàn cầu. B. hợp tác khu vực. C. hội nhập song phương. D. hội nhập địa phương. Câu 16. Sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia bao gồm hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ được gọi là A. thương mại quốc tế. C. dịch vụ thu ngoại tệ. B. đầu tư quốc tế. D. thương mại nội địa. Câu 17. Quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời được gọi là A. thương mại quốc tế. B. đầu tư quốc tế. C. dịch vụ thu ngoại tệ. D. xuất nhập hàng hoá. Câu 18. Các dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải, xuất nhập khẩu lao động,... có vai trò tạo nguồn thu ngoại tệ được gọi là A. thương mại quốc tế. B. đầu tư quốc tế. C. dịch vụ thu ngoại tệ. D. xuất, nhập hàng hoá. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 19, 20 Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngoài việc thực hiện 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam còn kí kết FTA song phương với Israel (VIFTA) và hoàn tất đàm phán với UAE mở ra cánh cửa thị trường Trung Đông, với quy mô GDP khoảng 2 000 tỉ USD. (Theo: Báo Mới, “Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023”, ngày 02/01/2024) Câu 19. Việc Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tế với Israel (VIFTA) thể hiện cấp độ nào của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Cấp độ song phương. B. Cấp độ đa phương. C. Cấp độ khu vực. D. Cấp độ toàn cầu. Câu 20. Việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ đem lại lợi ích gì?
A. Thu hẹp thị trường xuất, nhập khẩu. B. Tách biệt mối quan hệ kinh tế. C. Giảm nguy cơ cạnh tranh. D. Mở rộng thị trường xuất khẩu. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. (Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu) Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2023, lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,8 % tổng mức và tăng 14,7 % so với năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỉ đồng và tăng 52.5 % so với năm trước. (Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023, du lịch Việt Nam tăng tốc, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, ngày 20/12/2023) Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là gần 160 nghìn lao động. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối hơn 3 tỉ USD/năm. (Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023: Gần 160 nghìn lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, ngày 12/01/2024) a. Một trong các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là dịch vụ thu ngoại tệ. b. Dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, xuất, nhập khẩu lao động. c. Tác động tiêu cực của dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam là làm gia tăng nợ nần, tạo ra rủi ro tài chính. d. Dịch vụ thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư. Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau: Theo khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam năm 2022, thị trường lao động trong nước chỉ có khoảng 11 % lao động có kĩ năng nghề cao và hơn 26 % người lao động đã qua đào tạo. Đáng chú ý, chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực và thế giới. Nếu không chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. (Theo: Báo Tin tức Thông tấn xã Việt Nam, “Việt Nam đang thiếu nguồn lao động

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.