PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text THTV - NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ, THÀNH NGỮ HÁN VIỆT.docx

Giáo án miễn phí Ngữ văn – Lịch sử - Địa lí – GDCD cấp THCS 1 BÀI 4: TIẾNG CƯỜNG TRÀO PHÚNG TRONG THƠ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ, THÀNH NGỮ HÁN VIỆT I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó. 2. Về năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, … - Năng lực nhận diện nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó. - Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn. 3. Về phẩm chất - Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, máy chiếu - Phiếu học tập - Tranh ảnh, video có liên quan đến nội dung tiết học III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện - GV đưa ra yêu cầu: Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau: Cảm ơn bà biếu gói cam, Nhận thì không đúng, từ làm sao đây? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
2 ? Trong bài thơ này, Bác Hồ đã sử dụng từ đồng âm như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời câu hỏi. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt và bài học mới: Khi sử dụng từ Hán Việt, cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm nhưng nghĩa khác xa nhau và không liên quan tới nhau. Để hiểu rõ hơn về nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Tri thức tiếng Việt Mục tiêu: Giúp HS - Nắm vững tri thức về từ Hán Việt Nội dung: GV sử dụng KT vấn đáp để hỏi phần tri thức tiếng Việt Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nêu hiểu biết của em về nghĩa từ Hán Việt? ? Đọc ngữ liệu SGK/84 và chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ “giới” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, dựa vào PHT số 1 đã chuẩn bị ở nhà để chuẩn bị nội dung trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Gọi đại diện HS trả lời HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - Các HS còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS - Chốt kiến thức và chuyển sang phần thực hành bài tập. I. TỪ HÁN VIỆT - Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt, ví du: tổ, đầu, phòng, cao, tuyết, bang, thần, bút, ... và một bộ phận các từ phức (có chứa yếu tổ thường không có khả nàng sử dụng độc lập như từ đơn) ít nhiều còn gây khó hiểu như: sĩ tử, nhàn văn, nhân đạo, không phận, hải phận, địa cực, kí sinh, ... Nhóm các từ phức gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt. Mỗi tiếng của từ thuộc nhóm này có tên gọi tương ứng là yếu tố Hán Việt. II. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM GIỮA MỘT SỐ YÊU TỐ HÁN VIỆT 1. Ngữ liệu (SGK/84) - Giới 1 với nghĩa “cõi, nơi tiếp giáo” trong các từ như: giới hạn, giới thuyết, giới tuyến, biên giới, địa giới, giáp giới, hạn giới, phân giới, ranh giới, thế giới, thượng giới, tiên giới. - Giới 2 với nghĩa “răn, kiêng” trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới, phạm giới, thụ giới. - Giới 3 với nghĩa “ở giữa, làm trung gian” trong các từ như: giới thiệu, mô
3 giới. - Giới 4 với nghĩa “đồ kim khí, vũ khí” trong các từ như: cơ giới, cơ giới hóa, binh giới, khí giới, quân giới. - Giới 5 với nghĩa chỉ một loài cây: kinh giới. 2. Nhận xét - Khi sử dụng từ Hán Việt, cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm nhưng nghĩa khác xa nhau và không liên quan tới nhau. THỰC HÀNH Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố lại kiến thức đã học: từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt - Sử dụng tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập. Nội dung: Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc bài tập trong SGK, thảo luận và trả lời từng câu hỏi. - GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức. Bài tập 1: ST T Yếu tố Hán Việt Giải nghĩa Từ Hán Việt 1 sĩ học trò, người có học vấn sĩ diện, học sĩ, sĩ phu, danh sĩ, … 2 tử một người nào đấy, thành phần cấu tạp nên một chỉnh thể nào đấy lãng tử, tài tử, nữ tử, nam tử, sĩ tử, phần tử, …
4 3 quan - chức vụ trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực dân - viên chức có quyền hành trong bộ máy nhà nước phong kiến, thức dân quan văn, quan võ, quan sứ, quan lại, quan trường, … 4 trường - khoảng đất trống rộng rãi - nơi tụ họp đông người - nơi, chỗ quảng trường, trường sở, hiện trường, công trường, trường học, thị trường, … 5 sứ người thực hiện mệnh lệnh của nhà nước làm việc ở nước ngoài sứ giả, sứ thần, công sứ, quan sứ, sứ quán, … 6 nhân người nhân văn, nhân khẩu, nhân lực, yếu nhân, vĩ nhân, đại nhân, … 7 tài có năng lực, giỏi tài năng, tài hoa, tài nghệ, tài đức, hiền tài, đại tài, thiên tài, … Bài tập 2 Yếu tố Hán Việt Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng gian 1 (lừa dối, xảo trá) gian ác, gian giảo, gian hiểm, gian hùng, gian lận, gian manh, gian phi, gian phu, gian tà, gian tặc, gian tham, gian thần, gian thương, gian trá, gian xảo, tà gian, ... gian 2 (giữa, khoảng giữa) trung gian, dân gian, dương gian, khống gian, nhân gian, thế gian, thời gian, trần gian, ... gian 3 (khó khăn, vất vả) gian khổ, gian nan, gian nguy, gian truân, ... Bài tập 3: a. - nam 1 (phương nam): kim chỉ nam, nam phong, phương nam - nam 2 (nam giới): nam quyền, nam sinh, nam tính b. - thủy 1 (nước): thuỷ triều, thuỷ lực, hồng thuỷ - thuỷ 2 (khởi đầu): thủy tổ, khởi thuỷ, nguyên thuỷ c. - giai 1 (đẹp): giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại - giai 2 (ngôi, bậc): giai cấp, giai đoạn - giai 3 (đều, cùng): bách niên giai lão

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.