Nội dung text Bài 10. Tìm hiểu nghệ thuật đương đại Việt Nam.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 10: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM (3 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật đương đại Việt Nam. - Hiểu được đặc điểm và sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam. - Áp dụng được phong cách nghệ thuật đương đại để sáng tạo sản phẩm. - Nhận diện, chia sẻ được giá trị nghệ thuật và ứng dụng của mĩ thuật đương đại. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực mĩ thuật: - Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật đương đại Việt Nam. - Nhận biết được đặc điểm và sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam. - Áp dụng được phong cách nghệ thuật đương đại để sáng tạo sản phẩm. 3. Phẩm chất
2 - Chăm chỉ: Có ý thức tham gia thảo luận, thực hành sản phẩm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào học tập và đời sống hằng ngày. - Yêu nước: Biết trân trọng giá trị di sản nghệ thuật tạo hình của dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Mĩ thuật 9 – Cánh diều. - Tranh, ảnh sản phẩm mĩ thuật đương đại Việt Nam. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, vở thực hành Mĩ thuật 9 – Cánh diều. - Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo, bìa,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liệt kê được một số tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam, giới thiệu bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đoán tên tác giả, tác phẩm. c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đoán tên tác giả, tác phẩm. - GV phổ biến luật chơi và cách chơi: + GV chia lớp thành 2 đội chơi, trình chiếu một số tác phẩm của nghệ thuật đương đại Việt Nam (có đánh số thứ tự). + Trong vòng 1 phút, đội nào ghi được đúng nhiều tên tác giả và tác phẩm hơn sẽ giành chiến thắng. - GV trình chiếu tác phẩm:
3 Hình 1 Hình 2 Hình 2 Hình 4 Hình 5 Hình 6
4 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: + Hình 1: Váy Cưới, 2002, Trương Tân + Hình 2: I Am Large, I Contain Multitudes, 2009, Dinh Q. Lê + Hình 3: Memory Dispute, 2017, Sung Tiêu + Hình 4: Adrift in Darkness, 2018, Lê Quang Đỉnh + Hình 5: Sơn mài sắp đặt, Nguyễn Oanh Phi Phi + Hình 6: Tác phẩm phim First Rain/Brise Soleil 2021, Phan Lê Thảo Nguyên - GV yêu cầu HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nghệ thuật đương đại, ngoài các loại hình nghệ thuật hội họa, đồ họa, điêu khắc, còn bao gồm một số loại hình nghệ thuật mới như: nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Trình diễn, nghệ thuật Video,... đã được du nhập từ phương Tây vào Việt Nam từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Từ đó đến nay, các loại hình nghệ thuật này đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò, giá trị trong đời sống văn hóa đương đại của Việt Nam. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về đặc điểm và quá trình phát triển của mĩ thuật đương đại Việt Nam qua một số loại hình mĩ thuật và vận dụng được phong cách nghệ thuật đương đại để sáng tạo thực hành được sản phẩm mĩ thuật. Chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 10 – Tìm hiểu nghệ thuật đương đại Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức (60 phút)