Nội dung text ĐỀ SỐ 7 - TIẾNG VIỆT - ĐỀ.docx
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 7 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ðến lúc thi, nghe tiếng trống đầu tiên, sứ Tàu liền cắm cúi vẽ lấy vẽ để. Quỳnh thì cứ ung dung ngồi dưới chiếu nhai trầu, xem như người đang ngồi hóng gió chứ không phải thi thố gì cả. Tiếng trống thứ hai nổi lên, sứ Tàu liếc thấy Quỳnh vẫn cứ ngồi đó ngâm nga. Nghe tiếng trống thứ ba, Quỳnh mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghoèo. Khi đó, sứ Tàu chưa vẽ xong được hình thù con vật nào cả. (Truyện Dân Gian, Thi vẽ) Đoạn văn trên chủ yếu nói về điều gì? A. Sự khéo léo của sứ Tàu trong cuộc thi vẽ. B. Tính cách bình tĩnh, tự tin của Trạng Quỳnh trong cuộc thi vẽ. C. Cuộc thi vẽ giữa Trạng Quỳnh và các sứ giả nước ngoài. D. Sự tài ba của Trạng Quỳnh trong việc vẽ tranh con vật. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tổng kết xong các đội lại đi đợt mới. Cuộc ra quân rầm rộ có xếp hàng nghe mệnh lệnh xuất kích như chiến dịch thời kháng chiến. Đợt này khu vực làm bao trùm cả Hải Dương, Kiến An, cải cách thẳng, không qua giảm tô. Nhiều huyện quanh Hải phòng, ba năm trước là vùng “hai trăm ngày”, tàu hoả xuống qua ga Phú Thái đã vào sào huyệt địch còn lại, từ các nơi dồn về hàng nghìn người di cư cuối cùng chen nhau xuống tàu há mồm đi Nam. (Tô Hoài, Ba người khác) Đoạn trích nhấn mạnh điều gì về không khí và quy mô của cuộc cải cách được miêu tả? A. Tính chất khẩn trương và tổ chức chặt chẽ của cuộc cải cách. B. Sự hỗn loạn và khó khăn trong việc triển khai cải cách trên diện rộng. C. Sự quyết tâm mạnh mẽ và đồng lòng của các đội cải cách trong chiến dịch. D. Không khí hào hùng và quyết liệt, gợi nhớ tinh thần kháng chiến trước đây.
Câu 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: … Nhân khuây bản nên ta tìm bụt; Đến cốc hay chỉn bụt là ta. Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãng cong quê Hà Hữu; Kinh xem ba bận, ngồi ngơi mái quốc Tân La. Trong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ; Lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa. Đức bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận; Ân Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã tha. … (Trần Nhân Tông, Đệ ngũ hội) Xác định thể loại của đoạn trích? A. Phú. B. Kinh thi. C. Cổ phong (cổ thể). D. Đường luật. Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Buổi chiều nào cũng vậy, dù nắng nực hay mưa rét, tốp lính khố xanh ấy cũng phải đi qua nhà tôi. Vừa đúng hai chục người: mùa hạ, quần áo vải vàng, mùa đông, quần áo dạ tím. Họ đi chân không, quấn xà cạp, đội nón chóp đồng. Ba người hàng đầu đeo ở cánh tay áo một chiếc lon màu hoa lý to hơn chiếc đũa. Cùng hàng với ba người này, ở bên trái, cách chừng một bước là một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi hơi cao, hai hàm răng trắng phau. Y ăn vận gọn ghẽ hơn cả. Tay y đeo hai lon vàng đính thêm một đường chỉ đỏ thêu to. Chân y đi giày vải đen, bít tất bao giờ cũng trắng như mới. Không phải bồng súng, y ung dung cầm một chiếc kèn đồng có tua đỏ mỗi lần hoa nhanh lên lại tỏa ra một làn ánh sáng vàng diệp dưới ánh nắng rực rỡ của chiều hè. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Qua cách miêu tả đội lính khố xanh trong đoạn trích, tác giả muốn phản ánh điều gì về hình ảnh những người lính thời kỳ thuộc địa? A. Họ là biểu tượng của sức mạnh và kỷ luật trong xã hội đương thời.
B. Họ đại diện cho tầng lớp thấp kém, bị bóc lột và khổ cực. C. Họ mang vẻ hào nhoáng bề ngoài nhưng thiếu thực chất trong vai trò. D. Họ là lực lượng quân sự trung thành, đóng vai trò quan trọng trong chế độ thực dân. Câu 5: Việc nói chuyện với Francis cho tôi cảm giác đang chìm từ từ xuống đáy đại dương. Nó là đứa bé đáng chán nhất tôi từng gặp. Vì nó sống ở Mobile, nó không thể thông tin về tôi cho ban giám hiệu trường, nhưng tìm cách nói mọi thứ nó biết cho bác Alexandra, rồi bà lại kể hết cho bố Atticus nghe, ông hoặc quên nó hoặc trách mắng tôi, tùy theo cái gì đánh vào trí tưởng tượng của ông. Nhưng lần duy nhất tôi từng nghe bố Atticus nói chuyện gay gắt với người khác là khi có lần tôi nghe ông nói, “Chị à, em làm điều tốt nhất trong khả năng mình cho chúng!” Chuyện lần đó có liên quan đến việc tôi cứ mặc bộ áo liền quần suốt. (Harper Lee, Giết Con Chim Nhại) Dựa vào đoạn văn trên, điều nào dưới đây không được nhắc đến về nhân vật Francis? A. Francis là một đứa trẻ sống ở Mobile. B. Francis thông báo tất cả mọi chuyện cho bác Alexandra. C. Francis thường xuyên bị bố Atticus trách mắng. D. Francis là nhân vật khiến người kể chuyện cảm thấy chán nản. Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Họ còn nghị luận về sự xe hơi cán. Có người nói: “Hễ nghe có tai nạn xe hơi thì ai cũng định lỗi tại xe, bởi vì xe chaỵ mau nên mới cán người ta. Song tôi thường thấy nhiều người đi đường họ kỳ lắm: có người họ đi giữa lộ, chớ không chịu đi một bên, có người họ muốn đâm ngang qua lộ thì họ đâm đại không thèm ngó trước ngó sau. Còn có bọn đi ba bốn người họ đi dăng ngang bít đường hết, xe kéo la, hoặc xe máy reo chuông, họ không thèm tránh. Ði đường như vậy không bị đụng, không bị cán sao được. Tôi tưởng ở Sài Gòn này nhà nước nên ra lệnh cho mấy thầy đội gác đường phải gia công mà dạy cách đi bộ mới được hay là nhà nước lập luật định cách đi bộ ai đi sái luật thì phạt cho họ thật nặng, thời may mới bớt tai nạn về xe dựng xe cán”. Thuần nghe những lời ấy thì chúm chím cười. Vì phải đi riết vô nhà thương mà thăm bệnh tình thiếm xẫm thế nào, nên Thuần xin mấy người trong quán nếu cò bóp có đòi, thì làm chứng giùm cho công bình, rồi leo lên xe đi Chợ Lớn.