Nội dung text CĐ6. Ôn tập chương 9 (Bản HS).docx
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CHƯƠNG 9 LOẠI CHẤT NỘI DUNG LIPIP – CHẤT BÉO LIPID - Lipid là những chất có trong tế bào sống, gồm: chất béo, sáp, … - Lipid cung cấp và tích lũy năng lương cho cơ thể, tham gia vào cấu tạo màng tế bào. CHẤT BÉO - Chất béo là triester của glycerol với các acid béo, công thức chung của chất béo đơn giản là (RCOO) 3 C 3 H 5 . - Chất béo gồm chất béo lỏng (dầu), chất béo rắn (mỡ, bơ) không tan trong nước, tan trong một số hợp chất hữu cơ (xăng, benzene, …) - PƯ xà phòng hóa: Chất béo + NaOH Muối của acid béo + glycerol - Chất béo dùng để chế biến thực phẩm, sản xuất xà phòng, mĩ phẩm, … CARBO HYDRATE GLUCOSE – SACCHAROSE Glucose Saccharose - Công thức:C 6 H 12 O 6 . - Có nhiều trong quả nho chín, mật ong, … - Chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước. - Có phản ứng lên men rượu và tráng gương. - Glucose pha chế dịch truyền, tráng gương, … - Công thức: C 12 H 22 O 11 . - Có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường, … - Chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước. - Có phản ứng thủy phân. - Saccharose dùng để sản xuất bánh kẹo, pha chế thuốc. TINH BỘT - CELLULOSE Tinh bột Cellulose - Công thức chung: (C 6 H 10 O 5 ) n . - Có trong gạo, ngô, sắn, … - Chất rắn, dạng bột, không tan trong nước lạnh, nước nóng → hồ tinh bột. - Có phản ứng thủy phân và phản ứng màu với iodine tạo hợp chất xanh tím. - Cung cấp lượng thực cho con người, sản xuất hồ dán, glucose, … - Công thức chung: (C 6 H 10 O 5 ) n . - Có trong bông, gỗ, tre, nứa, … - Chất rắn, dạng sợi, không tan trong nước. - Có phản ứng thủy phân. - Cung cấp nguyên liệu trong xây dựng, sản xuất giấy, tơ sợi, … PROTEIN - Được tạo bởi các đơn vị amino acid, khối lượng phân tử rất lớn. - Protein bị thủy phân (acid/base/enzyme), bị đông tụ (acid/base/t o ), bị phân hủy thành chất có mùi khét. - Protein cung cấp năng lượng, duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe. POLYMER - Polymer là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau. - Polymer thiên nhiên (tinh bột, cellulose, …), polymer tổng hợp (PE, PP, …) - Hầu hết polymer ở thể rắn, không tan trong nước, một số tan trong xăng, acetone, … CĐ6 ÔN TẬP CHƯƠNG 9 (Bản HS)
+ Chất dẻo là vật liệu được tạo ra từ polymer có tính dẻo: PE, PP, … + Cao su là vật liệu được tạo ra từ polymer có tính đàn hồi. + Tơ là những vật liệu polymer có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi. + Composite là vật liệu tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau. - Có ý thức bảo vệ môi trường (dùng bao bì tự hủy sinh học, không xả rác, …) - Hạn chế sử dụng các polymer không phân hủy sinh học (PE, PP, PVC, …) ❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Ghép các chất ở cột A với đặc điểm ở cột B cho thích hợp: Cột A Cột B (1) Ethylic alcohol (a) Chất rắn, màu trắng, có phản ứng với iodine tạo hợp chất xanh tím. (2) Acetic acid (b) Chất rắn, không màu, vị ngọt, có phản ứng tráng gương. (3) Chất béo (c) Chất lỏng, không màu, vị chua, làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. (4) Glucose (d) Chất rắn không bay hơi, không tan trong các dung môi thông thường. (5) Saccharose (e) Chất lỏng, không màu, thành phần chính của dung dịch sát khuẩn. (6) Tinh bột (f) Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dùng để sản xuất xà phòng và glycerol. (7) Cellulose (g) Chất rắn, màu trắng, có nhiều trong sợi bông, gỗ, tre nứa. (8) Protein (h) Chất rắn, không màu, vị ngọt, có nhiều trong cây mía, củ cải đường, thốt nốt. (9) Polymer (i) Được tạo thành từ các amino acid, bị đông tụ bởi nhiệt. Câu 2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Câu 3. Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau: (a) Thả viên sodium vào cốc đựng ethylic alcohol. (b) Bỏ viên đá vôi vào dung dịch acetic acid. (c) Cho glucose vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, đun nóng. (d) Nhỏ vài giọt iodine lên mặt cắt củ khoai lang. (e) Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng. (g) Đốt một ít lông gà. Câu 4. [CD - SGK] Có ba chất rắn: tinh bột, cellulose, saccharose. Nêu cách phân biệt ba chất trên. Câu 5. [CD - SGK] Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp CH 2 =CH-C 6 H 5 để chiều chế polystyrene và trùng hợp CF 2 = CF 2 để điều chế poly(tetrafloroethylene). Câu 6. [CTST - SGK] Hãy giải thích vì sao: (a) Nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc một lát chuối xanh thấy chúng chuyển sang màu xanh tím. (b) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ cơm trắng, thấy có vị ngọt. (c) Cho vài giọt giấm ăn vào cốc sữa đậu nành, sau đó đun nhẹ trên bếp hoặc làm nóng bằng lò vi sóng, sau một thời gian thấy sữa đậu nành bị đông tụ. Câu 7. [CD - SGK] Khi để một đoạn mía lâu ngày trong không khí, thấy đầu đoạn mía thường có mùi của ethylic alcohol. Giải thích hiện tượng trên. Câu 8. [CTST - SGK] Tìm hiểu internet, sách, béo, …, hãy cho biết “giấy gói kẹo ăn được” làm từ chất liệu gì, giải thích sự tan của nó khi ngậm kẹo. Câu 9. [CTST - SGK] Ô nhiễm môi trường từ rác thải polymer ngày càng trầm trọng, trở thành vấn bạn của thế giới. Để giảm sự dụng vật liệu polymer không phân hủy sinh học, vật liệu giấy đang dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường. Theo em, việc sử dụng vật liệu giấy thay cho vật liệu polymer không phân hủy sinh học có tác dụng gì?
Câu 10. [CD - SGK] Quá trình sản xuất ethylic alcohol từ tinh bột có thể biểu diễn theo sơ đồ: Biết hiệu suất chung của quá trình trên là 50%. Viết phương trình hóa học của phản ứng theo sơ đồ trên. Tính khối lượng ethylic alcohol thu được từ 1 tấn tinh bột. Dạng 1: Bài toán về phản ứng xà phòng hóa chất béo Dạng 2: Bài toán về phản ứng tráng bạc Dạng 3: Bài toán về phản ứng lên men glucose Dạng 4: Bài toán về polymer Dạng 1: Bài toán về phản ứng xà phòng hóa chất béo LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ❖ Lý thuyết - PTHH: (RCOO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH 3RCOONa + C 3 H 5 (OH) 3 Chất béo muối (xà phòng) glycerol (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH 3C 15 H 31 COONa + C 3 H 5 (OH) 3 - Chú ý: R có thể là các gốc: C 15 H 31 -, C 17 H 35 -, C 17 H 33 -, … ❖ Phương pháp giải - BTKL: m chất béo + m NaOH = m muối + () ❖ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam một loại chất béo bằng 300 mL dung dịch NaOH 1M vừa đủ, sau phản ứng thu được m gam muối và glycerol. (a) Viết phương trình tổng quát của phản ứng. (b) Tính m. Câu 2. Xà phòng hóa hoàn toàn 161,2 gam một loại chất béo bằng NaOH dư, sau phản ứng thu được m gam muối và 18,4 gam glycerol. (a) Viết phương trình tổng quát của phản ứng. (b) Tính m. Câu 3. Cho m gam tripalmitin (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH thu được x gam muối và 9,2 gam glycerol. (a) Viết phương trình tổng quát của phản ứng. (b) Tính m và x. (c) Tính khối lượng xà phòng bánh thu được từ x gam muối trên. Biết rằng muối của acid béo chiếm 70% khối lượng bánh xà phòng. Câu 4. Xà phòng hóa hoàn toàn 132,6 gam chất béo X bằng V mL dung dịch NaOH 1M vừa đủ, sau phản ứng thu được 136,8 gam muối và glycerol. (a) Viết phương trình tổng quát của phản ứng. (b) Tính V. Câu 5. [KNTT - SBT] Để tác dụng hết với lượng chất béo có trong 500 g dầu dừa, người ta cần vừa đủ 90 g NaOH. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%, tính khối lượng glycerol và xà phòng thu được từ quá trình này. Câu 6. [CTST - SBT] Hãy giới thiệu một số chất béo có thể dùng để sản xuất xà phòng mà em biết. Để tạo ra 306 g xà phòng thì cần tối thiểu bao nhiêu gam tristearin và bao nhiêu gam NaOH? Biết hiệu suất của phản ứng đạt 95%. PHẦN B - CÁC DẠNG BÀI TẬP
Câu 7. [CTST - SBT] Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mĩ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, ... Một cơ sở sản xuất dùng 1,78 tấn chất béo thì sẽ sản xuất được bao nhiêu tấn potassium stearate? Biết hiệu suất của quá trình này đạt 60%. Câu 8. Một loại chất béo có chứa 75% tristearin (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 về khối lượng. Để sản xuất 3 nghìn bánh xà phòng cần dùng tối thiểu x kg loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 70 gam C 17 H 35 COONa. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 271. B. 247. C. 230. D. 229. Câu 9. Một loại chất béo có chứa 80% tripalmitin (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 về khối lượng. Để sản xuất 7,35 nghìn bánh xà phòng cần dùng tối thiểu x kg loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch KOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 60 gam C 15 H 31 COOK. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 645,32. B. 503,75. C. 403,45. D. 398,54. ❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 10. (204 – Q.17). Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam chất béo X trong dung dịch KOH, thu được m gam muối C 17 H 35 COOK. Giá trị của m là A. 200,8. B. 183,6. C. 211,6. D. 193,2. Câu 11. (203 – Q.17). Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 19,12. B. 18,36. C. 19,04. D. 14,68. Câu 12. (B.08): Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam. Câu 13. (201 – Q.17). Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được 9,2 gam glycerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là A. 89. B. 101. C. 85. D. 93. Câu 14. Một loại chất béo có chứa 80% triolein (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 về khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn 5,525 kg chất béo này trong dung dịch KOH, đun nóng thu được x bánh xà phòng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 60 gam C 17 H 33 COOK. Giá trị của x là A. 80. B. 70. C. 60. D. 90. 2. Trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 15. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m bằng bao nhiêu? Kết quả làm tròn đến hàng phần mười (sau dấu phẩy một chữ số).