Nội dung text 3.NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.pdf
MENTORA+ MENTORA+ NỘI DUNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a.Khái niệm: Mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Ví dụ: giữa cung và cầu về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường luôn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới, trong đó các mối liên hệ phổ biến nhất là các mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Ví dụ: mối liên hệ giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa lượng và chất ,... b) Tính chất : Tính khách quan của các mối liên hệ: Sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó vào thực tiễn của mình VD: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường. Khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật sẽ cần thích nghi với môi trường. Mối liên hệ đó không do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất. Tính phổ biến của các mối liên hệ: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian và thời điểm nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Còn trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, yếu tố khác.Mối liên hệ tốn tại ở mọi lĩnh vực: o Tự nhiên Ví dụ: nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay o Xã hội Ví dụ: mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như ông – cháu, cha - con o Tư duy Ví dụ: mối liên hệ giữa các cấp học từ cấp 1- cấp 2- cấp 3- đại học Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ: o Các sự vật, hiện tượng khác nhau đều có nhiều mối liên hệ khác nhau, mỗi mối liên hệ lại giữ một vị trí, vai trò khác nhau với sự tồn tại phát triển của nó Ví dụ: Trong một con người, ta thấy có mối liên hệ bên trong là quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể. Còn mối liên hệ bên ngoài lại là mối liên hệ của con người với môi trường sống. o Cùng một mối liên hệ của sự vật, hiện tượng nhưng trong các giai đoạn khác nhau thì tính chất, vị trí, vai trò của mối liên hệ đó cũng khác nhau. o Có thể phân chia các mối liên hệ như sau: Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu Mối liên hệ riêng, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến ,... c) Ý nghĩa phương pháp luận Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải tôn trọng quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi: