Nội dung text (MỚI) 8.1.HS. 460 CÂU TRẮC NGHIỆM SƠ LƯỢC VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP DÃY THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT.docx
3 Câu 15. Cấu hình electron của Mn là [Ar]3d 5 4s 2 . Mn có bao nhiêu electron hóa trị ? A. 7. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 16. So với các nguyên tố họ s thuộc cùng chu kì; kim loại chuyển tiếp A. khối lượng riêng nhỏ hơn. B. có khả năng dẫn điện thấp hơn. C. độ cứng thấp hơn. D. nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. Câu 17. Các kim loại chuyển tiếp thường có A. Khối lượng riêng lớn, cứng và dễ nóng chảy. B. Khối lượng riêng lớn, mềm và khó nóng chảy. C. Khối lượng riêng nhỏ, cứng và khó nóng chảy. D. Khối lượng riêng lớn, cứng và khó nóng chảy. Câu 18. Đồ thị nhiệt độ nóng chảy của 28 nguyên tố kim loại đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Dựa vào đồ thị, nhận định nào đúng trong các nhận định sau: A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại chuyển tiếp. B. Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại chuyển tiếp. C. Kim loại họ s có nhiệt độ nóng chảy gần bằng kim loại chuyển tiếp. D. Kim loại chuyển tiếp có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các nguyên tố họ s. Câu 19. Đồ thị khối lượng riêng của các nguyên tố kim loại chu kì 4 (từ nhóm IA đến IB) KCaScTiVCrMnFeCoNiCu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
4 Dựa vào đồ thị, nhận định nào đúng trong các nhận định sau: A. Kim loại họ s có khối lượng riêng gần bằng kim loại chuyển tiếp. B. Kim loại họ s có khối lượng riêng lớn hơn kim loại chuyển tiếp. C. Kim loại họ s có khối lượng riêng bé hơn kim loại chuyển tiếp. D. Khối lượng riêng tăng dần theo chiều tăng của bán kính nguyên tử. Câu 20. Đồ thị nhiệt độ nóng chảy của các nguyên tố kim loại chu kì 4 (từ nhóm IA đến IB) KCaScTiVCrMnFeCoNiCu 0 500 1000 1500 2000 2500 Dựa vào đồ thị, nhận định nào đúng trong các nhận định sau: A. Nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố họ s gần bằng kim kim loại chuyển tiếp. B. Nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố họ s cao hơn kim kim loại chuyển tiếp. C. Nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố họ s thấp hơn kim kim loại chuyển tiếp. D. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Câu 21. Cho đồ thị nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại chuyển tiếp, chu kì 4. Mạ kẽm nhúng nóng, kẽm nóng chảy sẽ bao phủ toàn bộ bề mặt kim loại. Nhận định nào sai trong các nhận định sau: A. Kẽm có nhiệt độ nóng chảy cao hơn sắt nên sắt nóng chảy nhúng vào kẽm. B. Kẽm có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn sắt nên có thể mạ kẽm nhúng nóng. C. Kẽm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại chuyển tiếp chu kì 4. D. Có thể sử dụng mạ kẽm nhúng nóng với nhiều kim loại chuyển tiếp chu kì 4. Câu 22. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đặc điểm chung nào sau đây về cấu hình electron? A. Đều có lớp vỏ bên trong của khí hiếm Ar (Z=18). B. Đều có phân lớp 3d bão hòa electron. C. Đều có 2 electron trên phân lớp 4s. D. Đều có số electron hóa trị nhỏ hơn 6.