Nội dung text [ĐÌNH NOTE][DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ].docx
BIẾN CHỨNG - Biến chứng tức thì: o Ngưng thở do dị vật lấp thanh môn. o Ngưng tim. - Biến chứng do sự bít tắc: o Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: ít gặp. o Nhiễm trùng thứ phát do dị vật bỏ quên. o Có nguy cơ sẹp hẹp phế quản sau khi lấy dị vật - Biến chứng do soi phế quản: o Do lỗi kỹ thuật: Phù nề thanh quản do ống soi chạm mạnh. Trầy sước niêm mạc phế quản do đầu ống soi hoặc do kiềm gắp dị vật. o Lỗi không phải do kỹ thuật: Phù nề hạ thanh môn do dị vật. Thủng hoặc dò thành phế quản do dị vật đâm thủng. Bít tắc hoàn toàn đường hô hấp do mảnh vỡ của dị vật hoặc do dị vật mắc lại trong quá trình lấy ra. Ngưng tim lúc soi. ĐIỀU TRỊ - CẤP CỨU: Trường hợp khó thở cấp do dị vật kẹt ở hạ họng hoặc thanh môn: o Thủ thuật Heimlich: BN đứng hoặc ngồi: đứng sau lưng bệnh nhân, nắm tay để ngay dưới xương ức, ép mạnh lên phía trên, sau đó dùng tay móc họng khi cho BN nghiêng đầu. Nếu chưa thấy dị vật, làm lại 3 – 4 lần. BN nằm: Quỳ gối và dùng hai bàn tay đặt dưới xương ức, đẩy mạnh lên trên và móc họng. Nghiệm pháp Heimlich o Trẻ sơ sinh, có thể vỗ lưng thật mạnh để tống dị vật ra. o Khi bệnh nhân đã được chuyển đến bệnh viện, có thể đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu
Nghiệm pháp Heimlich - NỘI SOI o Ở người lớn, có thể soi gây tê để lấy dị vật. o Ở trẻ em, soi gây mê qua ống soi.