Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 21 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 24 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Mã di truyền nào sau đây của gene trong ty thể mã hóa cho tryptophan? A. 3 ’ UAA5 ’ . B. 5 ’ UGA3 ’ . C. 3 ’ UCA5 ’ . D. 3 ’ UAG5 ’ . Câu 2: Hình 1 mô tả cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, (A) và (B) lần lượt là cấu trúc nào sau đây? A. Nucleosome và lipid. B. Sợi cơ bản và histone. C. Nucleosome và histone. D. Histone và nucleosome. Câu 3: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây? A. Làm giảm nhiệt độ. B. Làm tăng khí O 2 , giảm CO 2 . C. Tiêu hao chất hữu cơ. D. Làm giảm độ ẩm. Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước hút vào và lượng nước thoát ra của mỗi cây A, B, C, D trong cùng một đơn vị thời gian như bảng 1 Cây A B C D Lượng nước hút vào 25g 31g 32g 30g Lượng nước thoát ra 27g 29g 34g 33g Bảng 1 Theo lí thuyết, cây nào không bị héo? A. Cây A. B. Cây B. C. Cây C. D. Cây D. Câu 5: Khi nói về sự phát triển của sự sống, loài người xuất hiện ở kỉ nào sau đây? A. Tam điệp. B. Đệ Tam. C. Đệ tứ. D. Phấn trắng. Câu 6: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này. Kết quả thu được như bảng 2 Loài sinh vật Loài A Loài B Loài C Loài D Loài E Tỉ lệ % DNA giống so với loài A 100% 82% 91% 96% 94% Bảng 2 Mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E theo thứ tự từ gần đến xa là A. A - B- C- D- E. B. A- D- E- C- B. C. A- D- C- B- E. D. A- B- C- E- D. Dùng thông tin sau để trả lời câu 7 và câu 8: Báo săn châu Phi (Axinonyx Jubatus) đã trải qua một giai đoạn biến động khi phần lớn cá thể bị chết bởi khí hậu lạnh trong thời kì băng hà cách đây khoảng 10000 – 12000 năm. Hiện nay, báo săn châu Phi (Axinonyx Jubatus) có mức đa dạng di truyền thấp và có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 7: Thông tin được đề cập ở trên nói về hiện tượng nào sau đây? A. Hiệu ứng cổ chai. B. Hiệu ứng sáng lập.
A. Quần thể 1. B. Quần thể 3. C. Quần thể 4. D. Quần thể 2. Câu 14. Hình 3 mô tả cặp NST giới tính ở vợ và chồng, các kí hiệu hình học tượng trưng cho các allele nằm trên NST Nếu cặp đôi này sinh con giả sử không xảy ra hiện tượng đột biến và trao đổi chéo thì tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính nào sau đây không thể được tìm thấy ở con của họ? A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D. Câu 15: Để chữa bệnh di truyền do đột biến gene ti thể gây ra ở người các chuyên gia đã sử dụng phương pháp sinh trẻ “ba cha mẹ” được mô tả bằng sơ đồ 2:
Sơ đồ 2 Giả sử không phát sinh các đột biến trong suốt quy trình thực hiện. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Em bé sinh ra mang gene đột biến ti thể của mẹ. B. Em bé sinh ra có mắc bệnh do gene đột biến gây ra hay không còn phụ thuộc vào kiểu gene của bố. C. Em bé sinh ra sẽ là con trai và không mắc bệnh do gene đột biến này gây ra. D. Không thể sử dụng gene ti thể để xác định quan hệ huyết thống của mẹ và con trong trường hợp này. Câu 16: Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu gene là: 0,3AABb : 0,2AaBb: 0,5Aabb. Biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây về F 1 là đúng? A. Ở F 1 có tối đa 10 loại kiểu gene B. Tỉ lệ kiểu gene đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen ở F 1 chiếm 11/80 C. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 2 tính trạng trội chiếm 54,5% D. Tỉ lệ kiểu gene mang 2 alelle trội trong quần thể chiếm 32,3% Câu 17: Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) sống tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là loài chỉ có ở Việt Nam đây là ví dụ về nhóm loài nào sau đây? A. Loài ưu thế. B. Loài chủ chốt. C. Loài đặc trưng. D. Loài thứ yếu. Câu 18: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là A. (1), (2), (4), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (3), (2). D. (1), (3), (4),( 2). PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Màu lông chuột (Mus musculus) do hai enzyme được tổng hợp bởi gene B và gene A (các alelle tương ứng là b và a không tổng hợp được hai enzyme này). Hai gene phân li độc lập quy định màu lông theo sơ đồ 3 a. Chuột có kiểu gene bbA- không có enzyme xúc tác chuyển hóa sắc tố đen nên quy định có màu lông bạch tạng.