Nội dung text 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.docx
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (mỗi câu chỉ chọn 1 phương án đúng). Câu 1. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Nửa đầu thế kỉ XIX B. Nửa sau thế kỉ XIX C. Nửa đầu thế kỉ XX D. Nửa sau thế kỉ XX Câu 2. Đâu là thời điểm để phân biệt thuyết tiến hóa cổ điển và thuyết tiến hóa hiện đại? A. Sự ra đời của học thuyết tế bào. B. Sự ra đời của ngành di truyền học. C. Sự ra đời của sinh học phân tử. D. Sự ra đời của địa lý sinh học. Câu 3. Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm: A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ. B. Thuyết tiến hóa Darwin và các luận điểm của các nhà khoa học trong lĩnh vực tiến hóa. C. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng con đường sinh thái. D. Thuyết tiến hóa trung tính và thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn. Câu 4. Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành: A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn. D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ. Câu 5. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hóa nhỏ là quá trình A. hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. B. biến đồi tần số các allele và thành phần kiểu gene của quần thể. C. biến đổi kiểu hình của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gene dẫn tới biến đổi kiểu hình mới. Câu 6. Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ? A. Diễn ra trong một thời gian dài. B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp. C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm. Câu 7. Theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cấp cơ sở là: A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái Câu 8. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về tiến hóa nhỏ? (1) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vị hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. (2) Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể ban đầu. (3) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài. (4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. (5) Chỉ khi nào xuất hiện cách li sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 9. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước: (1) Phát sinh đột biến (2) Chọn lọc các đột biến có lợi (3) Hình thành loài mới (4) Phát tán đột biến qua giao phối (5) Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc BÀI 17+18: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
Trật tự đúng là: A. (1),(5),(4),(2),(3) B. (1),(5),(2),(4),(3) C. (1),(4),(2),(5),(3) D. (1),(2),(4),(5),(3). Câu 10. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ: A. Là quá trình hình thành loài mới. B. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài. C. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể. Câu 11. Trong quá trình tiến hóa nhỏ, quá trình cách ly có vai trò gì? A. Xóa nhòa nhưng khác biệt về vốn gene giữa 2 quần thể đã phân li. B. Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gene của quần thể gốc. C. Làm tăng tần số allele từ đó hình thành nên loài mới. D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gene giữa các loài, các họ. Câu 12. Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự nào? A. Phát sinh đột biến Sự phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Cách li sinh sản. B. Phát sinh đột biến Cách li sinh sản giữa các quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc Phát tán đột biến qua giao phối Chọn lọc các đột biến có lợi. C. Phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Cách li sinh sản Phát tán đột biến giao phối. D. Phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Sự phát sinh đột biến Cách li sinh sản. Câu 13. Nhận xét nào đúng? A. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở từng cá thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức loài. B. Tiến hóa nhỏ chỉ xảy ra ở mức phân tử, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ loài. C. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ trên loài. D. Tiến hỏa nhỏ xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài, còn tiến hóa lớn lại xảy ra ở mức độ cá thể. Câu 14. Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Darwin ở những điểm nào sau đây? (1) Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gene mà đối với toàn bộ vốn gene, trong đó các gene tương tác thống nhất. (2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau. (3) Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. (4) Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiêu theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. A. 2,3,4. B. 2,3. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 15. Trong tiến hóa nhỏ, sinh vật xuất hiện sau thường mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sinh vật xuất hiện trước vì: A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gene quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gene quy định những tính trạng thích nghi. B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. C. Chọn lọc tự nhiên đã chọn được những kiểu gene thích nghi hơn, giữ lại cho sinh sản từ đó làm cho các cá thể thích nghi xuất hiện nhiều về sau. D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các dạng trung gian giữ lại các dạng thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. Câu 16. Khi nói về tiến hoá nhỏ, nhận định nào sau đây không đúng? A. Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian ngắn. B. Diễn ra trong một thời gian dài, trên phạm vi rộng lớn. C. Làm biến đổi vốn gene của quần thề dẫn tới hình thành loài mới. D. Có thể nghiên cứu bằng các thực nghiệm khoa học.
Câu 17. Kết quả của tiến hóa nhỏ có thể dẫn tới hình thành… A. nòi địa lí. B. nòi sinh thái. C. loài mới. D. chi mới Câu 18. Một tổ chức sinh học được gọi là đơn vị tiến cơ sở khi thỏa mãn những điều kiện nào sau đây? (1) Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian. (2) Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ. (3) Tồn tại thực trong tự nhiên. (4) Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền. A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (2) D. (1), (2), (3) Câu 19. Khẳng định nào sau đây về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là đúng? A. Tiến hóa nhỏ kết thúc bằng sự hình thành loài mới được đánh dấu bằng sự xuất hiện của cách li sinh sản B. Tiến hóa nhỏ xảy ra với từng các cá thể của loài nên đơn vị tiến hóa là loài C. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành D. Diễn ra trong không gian rộng và thời gian lịch sử dài, không thể tiến hành làm thực nghiệm Câu 20. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kết quả của tiễn hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đôi cấu trúc di truyền của quân thể (biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới. C. Sự biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quản thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quân thê và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa Câu 21. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: A. Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gene. B. Đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể. C. Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể. D. Đột biến gen và dòng gene. Câu 22. Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa? A. Biến dị tổ hợp. B. Đột biến gene. C. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Thường biến. Câu 23. Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến: (1) Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể. (2) Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng. (3) Đột biến thay đổi tần số allele của quần thể một cách từ từ, chậm chạp. (4) Đột biến làm giảm tính đa dạng do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến. (5) Đa số đột biến là trung tính. (6) Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gene. (7) Phần lớn allele đột biến là allele trội. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 24. Trong tiến hoá, đột biến gene có vai trò nào sau đây? A. Tạo ra các gene mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. B. Tạo ra các kiêu gene mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. C. Tạo ra các kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. D. Tạo ra các allele mới. qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọc. Câu 25. Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên A. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn