Nội dung text CÔNG THỨC TÍNH MÔN ĐỊA LÍ.docx
LÍ THUYẾT KĨ NĂNG ĐỊA LÍ . 1) KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ. * CÁCH NHẬN DẠNG CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ. . Các dạng biểu đồ thường gặp. - Biểu đồ miền dùng để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu hoặc thay đổi cơ cấu qua một chuỗi thời gian, ít nhất từ 4 năm trở lên. - Biểu đồ kết hợp dùng để thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển. Thể hiện 2 đối tượng với 2 đơn vị khác nhau (1 cột và 1 đường), trường hợp 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột và 1 đường)…; Trường hợp các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng thì vẽ cột chồng – đường). - Biểu đồ cột: Thể hiện tình hình phát triển, số lượng, giá trị hoặc tương quan so sánh giữa các đại lượng. - Biểu đồ tròn :Yêu cầu đề bài: Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu của đối tượng. Đặc điểm bảng số liệu: có từ 3 mốc thời gian trở xuống hoặc thể hiện cơ cấu của từ 3 lãnh thổ, 3 đơn vị trở xuống. - Biểu đồ đường biểu diễn thường thể hiện tiến trình phát triển, tốc độ phát triển của một hay nhiều đối tượng địa lí qua một chuỗi thời gian (thường phải có từ 4 năm trở lên). LOẠI BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI NHẬN BIẾT Biểu đồ tròn (100 %) Biểu đồ 1 hình tròn Chỉ có 1 năm hoặc 1 địa điểm. * Lời dẫn: - Cơ cấu; - Tỉ trọng; - Tỉ lệ... - Quy mô và cơ cấu (Biểu đồ bk khác nhau). - Cơ cấu; thay đổi cơ cấu; chuyển dịch cơ cấu. Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính bằng nhau. - Bảng số liệu tương đối (%) - Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm. Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính khác nhau. - Bảng số liệu tuyệt đối hoặc chưa qua xử lí. - Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm. Biểu đồ miền (100%) - Thay đổi cơ cấu. - Chuyển dịch cơ cấu.... - Bảng số liệu theo chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên. Biểu đồ đường + Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối. * Lời dẫn: - Gia tăng. - Biến động. - Phát triển. - Bảng số liệu 4 năm trở lên. + Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối. ( Coi năm đầu tiên 100%) * Lời dẫn: - Tốc độ gia tăng. - Tốc độ tăng trưởng. - Tốc độ phát triển. - Bảng số liệu 4 năm trở lên. Biểu đồ cột Cột đơn Thể hiện một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong 1 năm. * Lời dẫn: - Tình hình phát triển. - Giá trị. - Số lượng.
- Sản lượng. - Số dân... - Qui mô; so sánh... - Đơn vị có dấu: “ /” (tạ/ha; kg/ người; người/ km 2 ...) Cột kép - Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm… - Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau. Cột chồng Thể hiện 2,3 đối tượng trong nhiều năm; - Bảng số liệu có dạng tổng số - Bảng số liệu có thường có nhiều năm Biểu đồ kết hợp Cột đơn – đường * Lời dẫn: - Thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển. - Giá trị”, “tình hình”; “sản lượng”, “diện tích”, - Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; - Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1 đường)…; - - Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng – cột chồng – đường) Cột kép – đường. Cột chồng – đường * CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIỂU ĐỒ. + DẠNG 1: CHO BIỂU ĐỒ RÚT RA NHẬN XÉT SỐ LIỆU TỪ BIỂU ĐỒ. (MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU) Yêu cầu: → + Dựa vào số liệu trong biểu đồ. + Dựa vào đơn vị. + Đọc kĩ yêu cầu đề (lời dẫn: Khẳng định hay Phủ định) (Giống câu hỏi nhận xét bảng số liệu) + DẠNG 2: GỌI TÊN BIỂU ĐỒ (thể hiện nội dung biểu đồ). (MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO) Yêu cầu: → + Dựa vào biểu đồ. + Dựa vào đơn vị. + Dựa vào chú giải. + Dựa vào yêu cầu đề, lời dẫn mở để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất: a) Chọn dạng biểu đồ tròn khi: - Trong lời dẫn có từ “quy mô và cơ cấu”, đôi khi là “tỉ trọng”… - Bảng số liệu có thời gian từ 1 đến 3 năm; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số. - Nếu biểu đồ tròn bán kính khác nhau: chọn “quy mô và cơ cấu”, - Nếu biểu đồ tròn bán kính bằng nhau: chọn “cơ cấu”, “tỉ trọng”… b) Chọn dạng biểu đồ miền khi: - Trong lời dẫn có từ “cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thay đổi cơ cấu”… - Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số. c) Chọn dạng biểu đồ đường khi: - Trong lời dẫn có từ “tốc độ tăng trưởng”, “phát triển”, “tăng trưởng”…
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; - Bảng số liệu thường có nhiều đối tượng với đơn vị có thể khác nhau. - Lưu ý: biểu đồ đường nhưng đơn vị phải %. d) Chọn dạng biểu đồ kết hợp khi: - Trong lời dẫn có từ “tình hình phát triển”, “tình hình sản xuất”; “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, A và B.... - Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; - Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1đường)…; Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau. - Yêu cầu: Dựa vào đơn vị và kí hiệu biểu đồ để gọi tên: + Sản lượng: (Tấn – nghìn tấn, triệu tấn; tỉ KWh – điện….) + Giá trị: (USD - Tỉ USD, nghìn USD; VNĐ - nghìn đồng…. + Diện tích: (ha – nghìn ha, triệu ha….) + Dân số: (người – nghìn người, triệu người….) e) Chọn dạng biểu đồ cột (gộp, chồng) khi: Thể hiện: Quy mô. + Chọn dạng biểu đồ cột đơn khi: Từ khóa chỉ số lượng cụ thể, được đo bằng đơn vị thực: giá trị, qui mô, Diện tích, sản lượng, năng suất, dân số, mật độ dân số, bình quân lương thự, bình quân GDP, thu nhập bình quân.... + Chọn dạng biểu đồ cột gộp khi: - Trong lời dẫn có từ “so sánh”, “ tình hình” “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, … - Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm… - Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau. + Chọn dạng biểu đồ cột chồng khi: - Bảng số liệu có dạng tổng: (Thể hiện 2 hoặc nhiều thành phần trong 1 tổng qui mô) Tổng dân số ( thành thị+ nông thôn; dân số nam + nữ); Diện tích cây công nghiệp (cây hàng năm + lâu năm); Diện tích lúa (đông xuân + hè thu + mùa…) Sản lượng thủy sản (nuôi trồng + khai thác)……………v.v… - Bảng số liệu có thường có nhiều năm. - Các đối tượng có cùng một đơn vị. - Yêu cầu: Dựa vào đơn vị và kí hiệu biểu đồ để gọi tên: như biểu đồ kết hợp. 2) KĨ NĂNG BẢNG SỐ LIỆU. * DẠNG 1: CHO BẢNG SỐ LIỆU RÚT RA NHẬN XÉT. ( MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU VÀ VẬN DUNG). + TH1: THÔNG HIỂU: chỉ nhận xét các số liệu trong bảng số liệu. Yêu cầu: + Đọc kĩ yêu cầu đề: khẳng định hay phủ định. + Dựa vào số liệu; đơn vị. + Một số phép tính đơn giản: (phép trừ - tăng; giảm nhiều hay ít; phép chia - gấp lần nếu tăng, giảm nhanh, chậm…) + TH2: VẬN DỤNG: Cần tính toán, xử lí bảng số liệu rồi rút ra nhận xét: Yêu cầu: + Đọc kĩ yêu cầu đề: khẳng định hay phủ định về…… + Một số phép tính thường gặp: MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN - Công thức tính %:
+ Tính cơ cấu; tỉ trọng; tỉ lệ: Giá trị A Từng phần % A = ----------------------- (đơn vị: %) hoặc --------------- * 100 Tổng giá trị các TP Tổng thể + Tính tốc độ tăng trưởng: Coi năm đầu tiên (năm gốc) = 100% Lần lượt lấy giá trị (số liệu tuyệt đối) của các năm sau * 100 = % của các năm sau giá trị (số liệu tuyệt đối) của năm đầu tiên (năm gốc) - Công thức thường gặp khác: Chỉ tiêu Đơn vị Công thức Diện tích (cây trồng) ha (nghìn ha; triệu ha); Sản lượng Diện tích = Năng suất. Năng suất (cây trồng) kg/ha hay tạ/ha hoặc tấn/ha Sản lượng Năng suất = Diện tích Sản lượng (Cây trồng) tấn hoặc nghìn tấn hoặc triệu tấn Sản lượng = Năng suất x Diện tích Bình quân thu nhập đầu người. Nghìn đồng/người hoặc U SD/người. Tổng thu nhập BQ thu nhập = Số dân Bình quân sản lượng lương thực (lúa) theo đầu người kg/người Sản lượng lương thực BQ sản lượng = Số dân Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ha/ người Diện tích đất NN BQ đất NN = Số dân Tổng kim ngạch XNK USD/ nghìn USD/ tỉ USD; triệu đồng. Giá trị XK + giá trị NK Cán cân XNK USD/ nghìn USD/ tỉ USD; triệu đồng. Giá trị XK - giá trị NK XK :giá trị xuất khẩu NK : giá trị nhập khẩu Tính giá trị XK (hoặc NK) USD/ nghìn USD/ tỉ USD; triệu đồng. XK + NK = Tổng giá trị XNK. + XK – NK = Cán cân XNK 2 XK = Tổng giá trị XNK + Cán cân XNK XK = Tổng giá trị XNK + Cán cân XNK 2 NK = Tổng XNK – XK. Tính tỉ lệ XNK % % Xuất khẩu = * 100 % Nhập khẩu Tính tỉ lệ XK hoặc tỉ lệ NK % Giá trị XK ( hoặc NK) = * 100 Tổng gfía trị XNK + Mật độ DS: (người/ km 2 ) S DS M + Tỉ lệ gia tăng tự (%) Tg %.= S‰.– T‰. Đổi đơn vị