L AO TRẺ EM (LAO PHỔI, LAO NGOÀI PHỔI, LAO TRẺ EM) MÃ BÀI GIẢNG: LEC6.S3.12.2.MD - Tên bài giảng: Lao trẻ em (Lao phổi, lao ngoài phổi, lao trẻ em) - Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 5 - Số lượng: 50 - 200 sinh viên - Thời lượng: 2 tiết (100 phút) - Địa điểm: Giảng đường - Giảng viên biên soạn: Phạm Đình Đồng (
[email protected]) - Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thu Hà (
[email protected]), Nguyễn Kim Cương (
[email protected]), Phạm Đình Đồng (
[email protected]), Hoàng Tuấn (
[email protected]), Phạm Quang Trung, Bùi Đức Anh Tuấn (
[email protected]) - Mục tiêu học tập 1. Giải thích được các triệu chứng lâm sàng của lao trẻ em (phổi, màng phổi, màng não, hạch, cột sống). 2. Phân tích được các xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện để chẩn đoán các thể lao trẻ em 3. Biện luận được chẩn đoán phân biệt các thể lao trẻ em 4. Đề xuất được phác đồ điều trị lao trẻ em 1. Các khái niệm chính (key concepts) 1.1. Lao phổi sau sơ nhiễm (lao phổi trẻ em) 1.2. Lao ngoài phổi trẻ em Lao màng não trẻ em, lao màng phổi trẻ em, lao cột sống trẻ em, lao hạch ngoại vi trẻ em. 2. Câu hỏi cần nghiên cứu 2.1. Phân biệt các triệu chứng lâm sàng lao trẻ em khác với lao người lớn 2.2. Giải thích các xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện để chẩn đoán lao trẻ em 2.3. Cách tiếp cận chẩn đoán lao trẻ có điểm gì khác với tiếp cận chẩn đoán lao ở người lớn? Tại sao? 2.4. Nêu các điểm giống và khác nhau trong phác đồ điều trị lao ở trẻ em và người lớn (ở các thể lao)? 3. Tài liệu học tập - Handout bài giảng