PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (Giáo án Word) Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị.pdf

1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG III. HÀM SỐ BẬC HAI VÀ ĐỒ THỊ BÀI 1: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được khái niệm hàm số thông qua mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng từ các mô hình thực tế như: bảng giá trị, biểu đồ, công thức. - Phát biểu được định nghĩa hàm số. - Mô tả và tìm được tập xác định, tập giá trị của hàm số. - Mô tả và chứng minh được hàm số đồng biến hay nghịch biến trên một khoảng. - Chỉ ra được khoảng đồng biến hay nghịch biến của hàm số khi biết đồ thị của hàm số đó. - Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến. 2. Năng lực Năng lực chung: NL tự chủ và tự học thông qua hoạt động cá nhân; NL giao tiếp và hợp tác thông qua trao đổi với bạn bè và hoạt động nhóm; NL giải quyết vấn đề; Năng lực riêng: NL giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học. - Vẽ được đồ thị của hàm số khi biết bảng giá trị hoặc công thức. - Vận dụng được kiến thức của hàm số vào giải quyết các bài toán thực tiễn. (ví dụ: xây đựng hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau để tính số tiền y (phải trả) theo số phút gọi x đối với một gói cước điện thoại,...) 3. Phẩm chất - Bổi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS. - Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
2 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: - SGK, tài liệu giảng dạy, kế hoạch bài dạy, máy chiếu. - Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp. - Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Gợi vấn đề về mối liên hẹ giữa hai đại lượng nhiệt độ và thời gian để HS tìm hiểu và nhận biết sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian là một quan hệ hàm số. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi dưới sự điều hành của GV. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu hình dung về khái niệm hàm số. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và dự đoán: + “ Quan sát bảng nhiệt độ bên dưới. Hãy cho nhiệt độ có mối liên hệ gì với thời gian. Em có thể mô tả sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian không?”
3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.  Bài 1: Hàm số và đồ thị B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Hàm số. Tập xác định và tập giá trị của hàm số a) Mục tiêu: - HS nhận biết và làm quen với các dạng hàm số: hàm số cho bằng bảng; hàm số cho bằng biểu đồ và nhớ lại hàm số cho bằng công thức.  Khái niệm hàm số, tập xác định và tập giá trị của hàm số. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ được khái niệm hàm số, tập xác định, tập giá trị của hàm số và hoàn thành được các bài tập Ví dụ, Thực hành 1, Thực hành 2, Vận dụng. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc nội dung HĐKP1: GV giới thiệu một vài đặc điểm về khí hậu và thời tiết của TP Hồ Chí Minh và yêu cầu HS thảo luận nhóm ba, trả lời các câu hỏi: + Viết tập hợp các mốc giờ đã có dự báo nhiệt độ. + Viết tập hợp các số đo nhiệt độ đã dự báo. + Cho biết nhiệt độ dự báo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 7 giờ sáng ngày 01/5/2021. 1. Khái niệm hàm số HĐKP1. a) Tập hợp các mốc giờ đã có dự báo nhiệt độ là: A = {1; 4; 7; 10; 13; 16; 19; 22} b) Tập hợp các số đo nhiệt độ đã dự báo là: B = {28; 27; 32; 31; 29; 28; 27} c) Nhiệt độ dự báo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 7 giờ sáng ngày 01/5/2021 là: 28oC.  Kết luận:
4 - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời, cả lớp nhận xét. - GV yêu cầu HS kiểm tra hai đặc trưng quan trọng của hàm số: + Với mỗi thời điểm (giờ) trong bảng/biểu đồ, ta có luôn đọc được nhiệt độ dự báo không? + Có thời điểm (giờ) nào được dự báo từ hai mức nhiệt độ khác nhau không? → GV đánh giá, dẫn dắt, đưa ra khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, tập giá trị của hàm số trong khung kiến thức trọng tâm. - GV mời 2 -3 HS đọc khung kiến thức trọng tâm. - GV lưu ý cho HS cách nhận biết hàm số cho bởi công thức: Ta thường dùng kí hiệu f(x) để chỉ giá trị y tương ứng với x, nên hàm số còn được viết là y = f(x) VD: y = 3x + 5; . y = ―2x 2 - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi cho HS rút ra nhận xét: Một hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng biểu đồ, hoặc bằng công thức. - HS tự đọc, tìm hiểu Ví dụ 1 sau đó trình bày vào vở để hiểu sâu về cách xác định một hàm số, cách tìm tập xác định và tập giá trị của hàm số. - GV lưu ý HS phần Chú ý và yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Ví dụ 2. Giả sử x và y là hai đại lượng biến thiên và x nhận giá trị thuộc tập số D. Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập hợp số D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập hợp số thực  thì ta có một hàm số. Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x. Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số. Tập hợp T gồm tất cả các giá trị y (tương ứng với x thuộc D) gọi là tập giá trị của hàm số. * Nhận xét: Một hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng biểu đồ, hoặc bằng công thức. Ví dụ 1: a) Bảng dữ liệu dự báo thời tiết (Bảng 1) biểu thị một hàm số vì: ứng với mỗi thời điểm (giờ) trong bảng đều có một giá trị dự báo nhiệt độ duy nhất. Tập xác định của hàm số: D = {1; 4; 7; 10; 13; 16; 19; 22} và có tập giá trị T = {27; 28; 29; 31; 32} Tập giá trị của hàm số: T = {27; 28;; 29; 31; 32} b) Biểu đồ “ Dự báo nhiệt độ ngày 01/5/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh” biểu thị một hàm số vì: ứng với mỗi thời điểm (giờ) trong biểu đồ đều có một giá trị dự báo nhiệt độ duy nhất. TXĐ và tập giá trị của hàm số như câu a. Chú ý: a) Khi một hàm số được cho bằng công thức mà không chỉ rõ tập xác định thì ta quy ước: Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa. b) Một hàm số có thể được cho bởi hay hay nhiều công thức. Chẳng hạn, xét hàm số:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.