Nội dung text BÀI 7.docx
SOẠN CÂU HỎI ĐÚNG SAI CÂU 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đều mang tính chính nghĩa, nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, chống lại hành động xâm lược và ý đồ nô dịch của thế lực ngoại bang. Tính chính nghĩa là cơ sở để tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân, đưa đến thắng lợi trước những kẻ thù hùng mạnh hơn từ bên ngoài. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, từ đoàn kết trong nội bộ vương triều, giữa tướng lĩnh và binh sĩ đến đoàn kết giữa triều đình với nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc. Bên cạnh đó, đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, hiệu quả cùng nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh cũng là các yếu tố quan trọng, góp phần đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến”. (SGK Lịch sử 11, bộ Cánh diều, trang 49) a. Kẻ thù của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam trước 1858 đều là các triều đại phong kiến phương Bắc. b. Tất cả các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước năm 1858 đều giành được thắng lợi do có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và hiệu quả. c. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. d. Các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thắng lợi đều xuất phát từ nguyên nhân chung là đã phát huy được sức mạnh của toàn dân để tạo nên sức mạnh to lớn. Đáp án : a. S b. S c. Đ d. Đ Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Triều đình đã né tránh mọi giải pháp tích cực để giữ gìn nền độc lập, luôn hi vọng cầu hòa, sợ sệt, hoặc đôi khi lại mang tư tưởng cầu viện phương bắc để giải quyết vấn đề sống còn của đất nước”. (Võ Kim Cương (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 6, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017,tr421)
a. Triều Nguyễn đã tìm mọi cách để giữ gìn nền độc lập nhưng do vũ khí yếu kém nên phải chịu thất bại trước thực dân Pháp. b. Tư liệu trên là nguyên nhân chung dẫn đến thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam. c. Xây dựng đường lối kháng chiến đúng đắn và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân là bài học lịch sử được rút ra từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn. d. Trước sự xâm lược của ngoại bang, các triều đình phong kiến luôn cầu hòa phương bắc để giữ gìn nền độc lập. Đáp án : a. S b. S c. Đ d. S Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Chiến tranh bảo vệ tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước….Chiến tranh bảo vệ tổ quốc còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hòa, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc….” (SGK Lịch sử 11, bộ kết nối tri thức, trang 44-45). a. Tất cả các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử dân tộc đều giành được thắng lợi. b. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc góp phần hình thành truyền thống yêu nước. c. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc tác động lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và quản lý đất nước. d. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng lãnh thổ quốc gia. Đáp án : a. S b. Đ c. Đ d. S Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau: “Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á – khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải
đảo. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc,…. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng. Vì vậy trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. (SGK Lịch sử 11, bộ kết nối tri thức, trang 44). a. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là “cửa ngõ” tiến vào bán đảo Trung Ấn từ phía đông. b. Với vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam thường xuyên bị các nước phương tây xâm lược. c. Do vị trí địa lý quan trọng, Việt Nam phải trãi qua hàng ngàn năm chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. d. Việt Nam có vị trí đặc biệt vì vị trí của Việt Nam liên quan đến Trung quốc, Biển Đông và Đông Nam Á. Đáp án : a. Đ b. S c. Đ d. Đ Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng đóng cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sử thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”. (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1998, trang 203) a. Kháng chiến chống quân Nam hán nhanh chóng thắng lợi vì Ngô quyền đã đề ra cách đánh giặc độc đáo. b. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập cho dân tộc. c. Ngô Quyền được đánh giá là “vị tổ trung hưng”, “vua của các vua”. d. Trận thắng lợi của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng (938) là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Đáp án : a. Đ b. Đ c. Đ d. Đ Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đầu năm 981, quân Tống dưới sự chỉ huy của Hầu Nhân Bảo tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Khi tiến vào lãnh thổ Đại Cồ Việt, quân Tống liên tục bị chặn đánh. Nhiều trận chiến lớn đã diễn ra trên sông Lục Đầu, sông Bạch Đằng,…” (SGK Lịch sử 11, bộ Cánh diều, trang 44) a. Lê Hoàn đã kết hợp hai cách đánh “công” và “phòng” trên cả quy mô chiến lược và chiến thuật. b. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã khẳng định sự đoàn kết chiến đấu của quân dân ta. c. Lê Hoàn xứng đáng là “ vua của các vua”. d. Trước thế cùng lực kiệt của địch, Lê Hoàn đã chủ động giảng hòa “ Dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng ta, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”. Đáp án : a. Đ b. Đ c. S d. S Câu 7. Cho bảng dữ liệu về những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Các cuộc kháng chiến thành công + Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. + Năm 981, Lê Hoàn tổ chức, lãnh đạo quân và dân đánh thắng quân Tống trên sông Lục Đầu, sông Bạch Đằng khiến quân Tống rút lui. + Từ năm 1258-1288, vua tôi nhà Trần 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền Đại Việt. Các cuộc kháng chiến không thành công + Năm 179 TCN, nhà Triệu hoàn thành thôn tính Âu Lạc. + Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại. + Nữa sau thế kỉ XIX, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm