PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHBD - Bài 4 - Saccharose và Maltose - CTST.pdf

Sở GD&ĐT:.................................................... Trường:.......................................................... Giáo viên:........................................................ (HÓA 12 - CTST) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết: - Nêu được trạng thái tự nhiên của saccharose và maltose. - Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của saccharose và maltose. - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide, phản ứng thủy phân). - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide). Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của saccharose. - Trình bày được ứng dụng của saccharose và maltose. 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung Tự chủ và tự học: - Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác: - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học.. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. b) Năng lực hóa học - Hiểu và thực hiện được các nội dung bài học theo kiến thức sách giáo khoa. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải được các câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học. - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Kỹ thuật sử dụng phương tiện trực quan. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu, bản mềm powerpoint. - Giấy khổ lớn hoặc bảng để học sinh hoạt động nhóm. - Phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP 1 1. Bằng phương pháp hóa học phân biệt 3 dung dịch riêng biệt sau: glucose, fructose và saccharose. ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... 2. Giải thích tại sao khi đun nước đường có thêm một ít nước chanh thì dung dịch thu được ngọt hơn. ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ......................................................................................................
...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... 2. Học sinh - Vở ghi bài. - Đọc trước nội dung bài học. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC a) Mục tiêu: GV hướng dẫn HS chia nhóm học tập, tạo không khí phấn khích cho các em học tập cũng như dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: GV dẫn dắt vào bài qua câu hỏi sau: - GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hóa học là saccharose, dùng nhiều trong pha chế thực phẩm. Thuở ấu thơ, ai cũng từng có dịp thưởng thức các cây kẹo maltose, thường gọi là mạch nha. Saccharose có gì khác với maltose? Chúng có cấu tạo và tính chất hóa học như thế nào? c) Sản phẩm: Dẫn dắt vào bài. Saccharose Maltose Trạng thái tự nhiên - Có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường... - Tồn tại ở dạng mạch vòng. - Có trong ngũ cốc nảy mầm, các loại thực vật, rau quả... - Tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng. Cấu tạo Được tạo bởi một đơn vị - glucose và một đơn vị - fructose, liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen giữa C1 - glucose của đơn vị và C2 của - fructose. Được tạo bởi hai đơn vị glucose liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen giữa C1 của đơn vị glucose này với C4 của đơn vị glucose kia. Tính chất hóa học - Tính chất của polyalcohol. - Tính chất của disaccharide. - Tính chất của polyalcohol. - Tính chất của disaccharide. - Tính chất của nhóm aldehyde. Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Dẫn dắt vào bài học thông qua câu hỏi và liên hệ thực tế để các em dễ tượng tượng nội dung. Lắng nghe, phát biểu ý kiến khi cần thiết, chuẩn bị học bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của saccharose, maltose. a) Mục tiêu: - Nêu được trạng thái tự nhiên của saccharose và maltose. - Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của saccharose và maltose. b) Nội dung: - Nhiệm vụ: Dựa vào thông tin trong SGK, giáo viên giới thiệu về trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của saccharose và maltose. - Tổ chức dạy học: GV chia học sinh thành từng cặp đọc và nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 1. Phân tử saccharose có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal không? Vì sao? 2. Phân tử saccharose có thể mở vòng không? Giải thích. 3. Vì sao phân tử maltose có thể mở vòng? GV nhận xét câu trả lời của học sinh. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 1. Phân tử saccharose không có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal. Vì nhóm - OH hemiacetal của glucose và nhóm -OH hemiketal của fructose bị loại bỏ trong quá trình tạo liên kết α-1,2-glycoside. 2. Phân tử saccharose không thể mở vòng. Do saccharose được cấu tạo từ một đơn vị -glucose và một đơn vị -fructose nên không còn nhóm -OH hemiacetal tự do nên không thể tồn tại ở dạng mạch hở nên saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng. 3. Do maltose được cấu tạo từ hai đơn vị glucose nên vẫn còn nhóm -OH hemiacetal tự do nên gốc glucose có thể mở vòng, do đó maltose tồn tại đồng thời dạng mở vòng và mạch vòng. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.