Nội dung text ĐỀ 2 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 12 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách) - fix.pdf
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất? A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau. D. Chất được cấu tạo từ càng nhiều nguyên tử, phân tử thì có nhiệt độ càng cao. Câu 2: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể? A. Chiếc cốc thuỷ tinh. B. Hạt muối ăn. C. Viên kim cương. D. Miếng thạch anh. Câu 3: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Cọ xát vật lên mặt bàn. B. Đốt nóng vật. C. Làm lạnh vật. D. Đưa vật lên cao. Câu 4: Trong thang nhiệt độ Celsius, phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhiệt độ của hơi nước tinh khiết đang sôi ở áp suất 1 atm là 1000C B. Nhiệt độ của nước đá đang tan ở áp suất 1 atm lớn hơn 00C C. Kí hiệu nhiệt độ là t(0C). D. Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm. Câu 5: Nhiệt dung riêng có ảnh hưởng đến A. mùi của một chất. B. màu sắc của một chất. C. tính độc hại của một chất. D. tốc độ tăng nhiệt độ của một chất. Câu 6: Khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1 kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy. B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/Kg). C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau. D. Ẩn nhiệt nóng chảy của các chất đều phụ thuộc mạnh vào áp suất. Câu 7: Thiết bị nào sau đây có ứng dụng dựa trên hiện tượng hóa hơi? A. Máy điều hòa nhiệt độ. B. Nồi hấp tiệt trùng trong y học C. Máy sấy khô thực phẩm. D. Máy bơm nước Câu 8: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật A. ngừng chuyển động. B. nhận thêm động năng. C. chuyển động chậm đi. D. va chạm vào nhau. Câu 9: Hệ thức nào sau đây là của định luật Boyle? A. 1 2 2 1 p V p V = B. p V = hằng số. C. pV= hằng số. D. V p = hằng số. Câu 10: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng? A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm. D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình chứa Câu 11: Tăng nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lên 2 lần và đồng thời giảm thể tích của lượng khí đó 2 lần thì áp suất của lượng khí A. tăng 2 lần. B. không đổi. C. giảm 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 12: Nhiệt độ của nước trong phòng theo nhiệt giai Celsius là 270C. Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ này là A. 48,60 F. B. 80,60 F. C. 150 F. D. 470F. Mã đề thi: 2
Câu 13: Một viên đại bác có khối lượng 8 kg khi rơi tới đích có vận tốc 72 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì độ biến thiên nội năng của hệ là A. 1600 J. B. 3200 J. C. 2250 J. D. 7290 J. Câu 14: Một lượng khí lí tưởng xác định thực hiện chu trình a → b → c → d → a trong giản đồ pOV như hình bên. Khối khí thực hiện công trong giai đoạn nào sau đây? A. Giai đoạn a → b B. Giai đoạn b → c C. Giai đoạn c → a D. Giai đoạn d → d p O a b c d V Câu 15: Kết luận nào sau đây về nhiệt độ của một vật là đúng? A. Nhiệt độ của một vật bất kì luôn có giá trị lớn hơn 00C B. Nhiệt độ của một vật bất kì tỉ lệ thuận với khối lượng của nó. C. Nhiệt độ của một vật bất kì luôn có giá trị lớn hơn 0 K. D. Nhiệt độ của một vật bất kì tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó. Câu 16: Một khối khí có khối lượng riêng 1,2 kg/m3 ở áp suất 1,2 atm được nén đẳng nhiệt đến thể tích 12 dm3 . Sau khi nén, áp suất của khối khí tăng thêm 0,9 atm. Khối lượng của khối khí là A. 25,2 g. B. 22,5 g. C. 21,6 g. D. 26,1 g. Câu 17: Một bình chứa khí oxi dung tích 10 lít ở áp suất 250 kPa và nhiệt độ 270C . Khối lượng khí oxi trong bình bằng A. 32,1 g. B. 25,8 g. C. 12,6 g. D. 22,4 g. Câu 18: Nhà bạn An có em bé sơ sinh nên mẹ nhờ bạn pha một thau nước gồm 11 lít nước ở 380C để tắm em bé. Bạn An dùng hai vòi nước, một nóng và một lạnh để pha vào thau. Nước từ vòi nóng có nhiệt độ 730C, còn nước từ vòi lạnh có nhiệt độ 270C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài và coi thau chứa nước hấp thụ nhiệt không đáng kể. Bạn An lần lấy bao nhiêu lít nước từ vòi nóng? A. 2,63 lít. B. 2,36 lít. C. 2,88 lít. D. 3,06 lít. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về Phát biểu Đúng Sai a) Kích thước của các nguyên tử. b) Khối lượng riêng c) Trật tự của các nguyên tử. d) Hình dạng nguyên tử. Câu 2: Có 2 mol khí lí tưởng thực hiện chu trình 1 → 2 → 3 → 4 → 1 như hình. Biết nhiệt độ của khí ở trạng thái 1 là 400 K và ở trạng thái 3 là 200 K. Thể tích khí ở trạng thái 1 là 40 lít và ở trạng thái 3 là 10 lít. V( ) ( ) 0 T K (1)(2) (3) (4) O Phát biểu Đúng Sai a) Thể tích khí ở trạng thái 2 là 20 lít. b) Thể tích khí ở trạng thái 4 là 40 lít. c) Áp suất khí ở trạng thái 3 là 166,2 kPa d) Áp suất khí ở trạng thái 1 là 332,4 kPa Câu 3: Cho các phát biểu về nhiệt động lực học phân tử của chất lỏng và chất rắn: Phát biểu Đúng Sai
a) Các phân tử trong chất rắn đứng yên ở vị trí cân bằng. b) Các phân tử trong chất rắn có vị trí cân bằng cố định. c) Các phân tử trong chất lỏng không có vị trí cân bằng. d) Các phân tử trong chất lỏng có vị trí cân bằng không cố định. Câu 4: Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai a) Vật rắn đang nóng chảy thì nội năng của nó giảm. b) Nước đá đang tan thì nội năng của nó tăng. c) Hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ không đổi thì nội năng của nó giảm. d) Vật trượt trên mặt phẳng nằm nghiêng thì nội năng của nó tăng. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Nơi được ghi nhận là lạnh nhất thế giới mà vẫn có người sinh sống là vùng Oymyakon của đất nước nga. Nơi đây từng ghi nhận nhiệt độ thấp nhất khoảng −710C. Ngược lại nơi nóng nhất thế giới mà vẫn có người sinh sống là thung lũng Chết ở Mĩ, nơi từng ghi nhận nhiệt độ cao nhất khoảng 530C. Hỏi sự chênh lệch nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ở hai địa điểm trên là bao nhiêu 0C? Đáp án Câu 2: Một lượng khí ở nhiệt độ không đổi, khi áp suất 2.104 N/m2 thì thể tích 20 lít. Khi áp suất 8.104 N/m2 thì thể tích của lượng khí đó bằng bao nhiêu lít? Đáp án Câu 3: Một khối khí trong xilanh được đặt nằm ngang, được đậy kín bằng một piston nhẹ. Người ta đồng thời cung cấp nhiệt lượng 20 J cho khối khí và truyền một công có độ lớn 8 J để nén khối khí. Quan sát thấy sau khi ngừng cung cấp nhiệt và công, piston di chuyển chậm lên phía trên đến vị trí khối khí có thể tích như ban đầu. Độ biến thiên nội năng của khối khí bằng bao nhiêu J? Đáp án Câu 4: Mối liên hệ giữa nhiệt độ trong thang nhiệt Farenheit (tF) và nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius (tC) là tF = 1,8tC + 32. Độ không tuyệt đối (0K) ứng với nhiệt độ bao nhiêu 0F trong thang nhiệt độ Farenheit? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Đáp án Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí hydrogen (H2 ) ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Thể tích của lượng khí trên ở áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0°C bằng bao nhiêu cm3 ? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Đáp án Câu 6: Một tủ lạnh xem như có công suất làm mát trung bình không đổi. Bạn An đặt một cốc nước có nhiệt độ 300C vào trong tủ lạnh thì sau khoảng thời gian 15 phút, nhiệt độ của nước trong cốc giảm xuống còn 200C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của cốc. Nếu bạn An đặt một cốc nước khác có khối lượng nước gấp đôi cốc nước ban đầu thì sau 9 phút, nhiệt độ của nước trong cốc là bao nhiêu độ C? (Kết quả làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy). Đáp án −−−−− HẾT −−−−− Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... ĐÁP ÁN + LỜI GIẢI CHI TIẾT PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1.D 2.A 3.D 4.B 5.D 6.D 7.B 8.C 9.B 10.B 11.D 12.B 13.A 14.B 15.C 16.A 17.A 18.A PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a) S 3 a) S b) Đ b) Đ c) Đ c) S d) S d) Đ 2 a) Đ 4 a) S b) S b) Đ c) S c) Đ d) S d) Đ PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu Đáp án Câu Đáp án 1 124 4 -459 2 5 5 36 3 20 6 27 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất? A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau. D. Chất được cấu tạo từ càng nhiều nguyên tử, phân tử thì có nhiệt độ càng cao. Câu 1: Chọn đáp án D Lời giải: Mô hình động học phân tử: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử, giữa chúng có khoảng cách - Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn. - Giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy gọi chung là lực liên kết phân tử. ✓ Chọn đáp án D Câu 2: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể? A. Chiếc cốc thuỷ tinh. B. Hạt muối ăn. C. Viên kim cương. D. Miếng thạch anh. Câu 2: Chọn đáp án A Lời giải: Mã đề thi: 2