PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chương 5 - Nhan to PTDL KD.docx

1 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ 5.1 Giới thiệu về phân tích nhân tố khám phá EFA 5.1.1. Một số khái niệm Trước hết chúng ta sẽ xem xét lại mối quan hệ giữa hai loại biến độc lập và phụ thuộc. Sở dĩ chúng ta xác định biến X là độc lập, biến Y là phụ thuộc bởi trên các lý thuyết hoặc các nghiên cứu trước đã chứng minh rằng X sự có tác động lên Y. Khi X thay đổi có tác động lên Y cũng thay đổi, do đó giữa X và Y trong hầu hết các trường hợp sẽ có sự tương quan từ mức trung bình đến mạnh. Sự tương quan này làm cho tính phân biệt giữa X và Y không cao. Phân tích nhân tố khám phá EFA là một bước rất quan trọng khi thực hiện phân tích dữ liệu định lượng. Khi kiểm định một lý thuyết khoa học, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach Alpha) và giá trị của thang đo (EFA). Một số khái niệm liên quan trực tiếp đến nội dung này bao gồm:  Biến quan sát: biến quan sát (Observed variable) là các biến có thể đo lường trực tiếp, có thể nhìn được một cách trực quan và có chứa các dữ liệu thô hoặc các giá trị. Chúng ta sử dụng biến quan sát khi yếu tố cần thể hiện đã rõ ràng, hoàn toàn quan sát được. Biến quan sát tập trung trực tiếp vào các giá trị, số liệu thay vì đưa ra một giả thuyết trừu tượng nào đó nhằm tránh những tranh cãi nhất định xung quanh vấn đề, đồng thời giúp người nghiên cứu trình bày và phân tích hạng mục cần nghiên cứu một cách nhanh chóng nhất.  Biến tiềm ẩn: biến tiềm ẩn (Latent variables) là các khái niệm hoặc các giả thuyết trong quá trình nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngược lại với biến quan sát, biến tiềm ẩn không thể đo lường trực tiếp được mà phải thông qua nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên một định nghĩa tổng quát nhất. Một ví dụ về biến tiềm ẩn đó là sự thành công. Mỗi người sẽ có cách định nghĩa riêng về sự thành công. Người thì cho rằng thành công là có được công việc tốt với mức lương cao, trong khi số khác lại nghĩ thành công là khi được làm công việc mà mình đam mê. Như vậy, chúng ta có thể thấy ở đây các nhà nghiên cứu phải dựa các yếu tố khác nhau một cách tổng quan nhất để đưa ra khái niệm cho sự thành công. Đó cũng chính là tác dụng của biến tiềm ẩn - tập hợp các hạng mục đơn lẻ để đưa ra một kết luận mang tính toàn diện nhất.  Biến trung gian: biến trung gian (Mediator – mediating variable) là một trong các loại biến thường được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Biến trung gian xen vào giữa mối quan hệ nhân - quả từ độc lập đến phụ thuộc. Khi phân tích được biến trung gian, chúng


Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.