Nội dung text CD E 2 Bài 2 Sử dụng sơ đồ tư duy trình bày thông tin trao đổi và hợp tác_final.docx
Trường: THCS ……….. Tổ: ………. Họ và tên giáo viên: …………. CHỦ ĐỀ E2 TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRONG TRAO ĐỔI VÀ HỢP TÁC Tiết …: BÀI 2: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRONG TRAO ĐỔI VÀ HỢP TÁC (Thời gian thực hiện: 01 tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Biết được khả năng đính kèm văn bản, ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy. - Sử dụng được sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như: - Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về sơ đồ tư duy và cách sử dụng sơ đồ tư duy trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh so sánh được ưu điểm của sơ đồ tư duy - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân biệt được hai thuật ngữ “chèn” và “đính kèm”. 2.2. Năng lực Tin học: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: - HS biết và thực hiện được cách đính kèm các loại tệp khác nhau vào sơ đồ tư duy một cách hợp lí. - Giải thích được tác động của công nghệ thông tin tới xã hội, trong đó có giáo dục. - Năng lực hợp tác trong môi trường số. 3. Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh: - Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu:
2 1. Thiết bị dạy học: - Máy tính, máy chiếu (TV), phiếu học tập, … 2. Học liệu: - GV: + SGK, SBT, tài liệu tham khảo - HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cho học sinh được đóng góp ý kiến về tác dụng của thông tin dạng hình ảnh và video trong sơ đồ tư duy. b. Nội dung: Vấn đáp: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * GV giao nhiệm vụ học tập - GV video giới thiệu về một lễ hội hoặc một chuyến tham quan du lịch. Nêu câu hỏi: Theo em có nên đưa hình ảnh và video vào sơ đồ tư duy không? Vì sao? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và suy nghĩ, thảo luận trong lớp * Báo cáo, thảo luận - GV mời đại diện 1 HS trả lời, nêu những ưu điểm của thương mại điện tử so với hình thức truyền thống: tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người mua, người mua có thể đặt mua gần như mọi loại hàng hóa, người bán không mất thời gian và tiền thuê cửa hàng. - GV hướng dẫn hs giải thích được thương mại điện tử có được những ưu điểm trên là nhờ ba khả năng cơ bản của máy tính: * Kết luận, nhận định - GV đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Giáo viên giới thiệu phần mềm sơ đồ tư duy để trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác và dẫn dắt đến mục 1. - Nên sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về một lễ hội hoặc một chuyến tham quan du lịch. Việc này là một ý tưởng tốt vì nó có thể làm cho sơ đồ tư duy trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động 2.1: Khả năng đính kèm tệp của phần mềm sơ đồ tư duy
3 a) Mục tiêu: - Biết được sơ đồ tư duy cho phép đính kèm nhiều loại tệp khác nhau: văn bản, bảng tính, hình ảnh, video và âm thanh. - Phân biệt được giữa “chèn” và “đính kèm” ảnh, video vào sơ đồ tư duy. - Nhận ra được một ô của sơ đồ tư duy được đính kèm tệp. b) Nội dung: Khả năng đính kèm tệp của các phần mềm sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - GV chiếu Hình 1/SGK trang 31 và trả lời câu hỏi: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra có tệp đính kèm? Em hãy phân biệt “đính kèm” (ảnh, video…) với “chèn” (ảnh, video…) vào sơ đồ tư duy. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời * Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời: Có thể trình bày thành 2 ý trình chiếu trên slide: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra có tệp đính kèm? + Hãy phân biệt giữa “đính kèm” với “chèn” vào sơ đồ tư duy? * Kết luận, nhận định: - GV đánh giá và chuẩn hóa kiến thức: + Khi một tệp được đính kèm vào một ô của sơ đồ tư duy, ở trong hoặc bên phải ô sẽ xuất hiện biểu tượng đính kèm hình cái ghim. + Với những tệp có kích thước lớn khả năng đính kèm những tệp này giúp tạo và trình bày sơ đồ tư duy ngắn gọn, hợp lí. + Đa số các phần mềm tạo sơ đồ tư duy đều cho phép thể hiện đồng thời hai chức năng trình bày và soạn thảo. + Việc đính kèm các loại tệp khác nhau vào sơ đồ tư duy giúp bài trình bày có thông tin đa dạng, dễ hiều và hấp dẫn với người tham dự. 1. Khả năng đính kèm tệp của phần mềm sơ đồ tư duy - Dấu hiệu nhận biết trong sơ đồ tư duy có tệp đính kèm: Khi một tệp được đính kèm vào một ô của sơ đồ tư duy, ở bên phải ô sẽ xuất hiện biểu tượng hình cái ghim là biểu tượng đính kèm - Phân biệt “đính kèm” (ảnh, video…) với “chèn” (ảnh, video…) vào sơ đồ tư duy. Hoạt động 2.2: Thực hành sử dụng sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác
4 a) Mục tiêu: - Giúp học sinh biết và thực hiện được cách đính kèm các loại tệp khác nhau vào sơ đồ tư duy một cách hợp lí. b) Nội dung: - Khởi tạo một sơ đồ tư duy với chủ đề trung tâm giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch. Từ chủ đề trung tâm, hãy trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến để phát triển nội dung chủ đề bằng các nhánh mới cho sơ đồ tư duy. - Đính kèm vào sơ đồ tư duy các dạng thông tin như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và trang tính để làm tăng giá trị và làm giàu thông tin cho vấn đề đang thảo luận. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Bước 1. GV chia lớp thành các nhóm, nêu nhiệm vụ trong SGK, cho các nhóm chọn địa điểm tham quan du lịch cần giới thiệu cho người xem. GV có thể công khai phiếu tự đánh giá hoạt động nhóm. * Bước 2. Tạo tiền đề GV giảng kết hợp cả hai mục 2a và 2b trong SGK bằng cách nêu từng bước tổng quát đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy và minh họa thực hiện bước đó trên một phần mềm tạo sơ đồ tư duy cụ thể. * Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn các nhóm: + Lựa chọn thông tin cần đưa vào sơ đồ tư duy: Lựa chọn tiêu chí/nội dung/dạng thông tin cần giới thiệu về điểm tham quan, du lịch. VD các dạng thông tin có thể là: bài viết, trang tính đánh giá, hình ảnh, video cảnh đẹp, bài hát hoặc ghi âm lời giới thiệu. + Thực hiện đưa thông tin vào sơ đồ tư duy: Các thành viên được phân công sưu tập các tệp thông tin trong nhóm sẽ tiến hành tự đánh giá sau khi làm xong sản phẩm. 2. Thực hành sử dụng sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác a. Các bước tổng quát đính kèm tệp trong phần mềm sơ đồ tư duy: - Bước 1. Chọn ô cần đính kèm tệp. - Bước 2. Tìm lệnh đính kèm tệp, biểu tượng lệnh thường là , tên lệnh có thể là Attach Files, Attachment hoặc Hyperlink. Lệnh này thuộc dải lệnh hoặc bảng chọn Insert. - Bước 3. Các hộp thoại hướng dẫn mở tệp xuất hiện, chọn tệp cần đính kèm. Sau cùng, nháy chuột vào nút lệnh thực hiện đính kèm tệp. Nút lệnh này thường là Open hoặc Insert. b. Đính kèm tệp trong phần mềm sơ đồ tư duy MindManager - Bước 1. Chọn ô “Ảnh chụp từ cổng trời Quản Bạ”. - Bước 2. Lần lượt chọn: dải lệnh Insert, các lệnh Attach File. - Bước 3. Trong hộp Attach File, chọn nút lệnh . Trong hộp thoại Select File, chọn tệp ảnh cần đính kèm rồi chọn Insert. Biểu tượng xuất hiện.