Nội dung text Lớp 10. Đề giữa kì 1 (Đề số 7).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phương pháp nghiên cứu vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng … được gọi là phương pháp A. nghiên cứu lí thuyết. B. nghiên cứu thực nghiệm. C. nghiên cứu ứng dụng. D. nghiên cứu lí luận. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân. B. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có 2 loại hạt là proton và neutron. C. Thí nghiệm bắn phá lá vàng của Rutherford cho thấy nguyên tử có cấu tạo rỗng. D. Nguyên tử trung hòa về điện. Câu 3. Nguyên tố magnesium có số hiệu nguyên tử là 12. Magnesium thuộc loại nguyên tố nào sau đây? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 4. X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X và Y có cùng số hạt neutron và khác số hạt proton. B. X và Y có cùng số hạt neutron và khác số hạt electron. C. X và Y có cùng số hạt proton và khác số hạt electron. D. X và Y có cùng số hạt proton và khác số hạt neutron. Câu 5. Bảng tuần hoàn hiện nay có bao nhiêu cột? A. 8. B. 16. C. 9. D. 18. Câu 6. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là A. bảng tuần hoàn. B. ô nguyên tố. C. nhóm. D. chu kì. Câu 7. Cho kí hiệu nguyên tử 16 8O . Khẳng định nào sau đây sai? A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố là O. B. Số hiệu nguyên tử là 16. C. Số proton trong một hạt nhân nguyên tử là 8. D. Số neutron trong một hạt nhân nguyên tử là 8. Câu 8. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân? A. Lớp N. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp K. Câu 9. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 Y: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 Z: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 T: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 7 4s 2 Các nguyên tử của nguyên tố kim loại là A. X, Y, Z. B. X, Y, T. C. Y, Z, T. D. X, Z, T. Câu 10. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A (trừ He) trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng A. số electron hóa trị. B. số hiệu nguyên tử. C. số lớp electron. D. số khối. Câu 11. Chu kì 4 của bảng tuần hoàn có số nguyên tố là A. 2. B. 18. C. 32. D. 8. Câu 12. Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm IVA. Cấu hình electron của nguyên tử X là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . Câu 13. Một nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 electron và 8 neutron. Khối lượng nguyên tử này (theo đơn vị amu) có giá trị gần bằng với giá trị nào sau đây? Mã đề thi: 777
A. 14,00. B. 15,00. C. 25,00. D. 16,00. Câu 14. Dựa vào mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng? A. Số lượng electron tối đa trên các lớp là như nhau. B. Năng lượng của các electron trên các lớp khác nhau có thể bằng nhau. C. Khi quay quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, năng lượng của electron là không đổi. D. Electron ở gần hạt nhân nhất có năng lượng cao nhất. Câu 15. Trong các nguyên tử N (Z = 7), O (Z = 8), F (Z = 9) và Ne (Z = 10), nguyên tử có nhiều electron độc thân nhất là A. N. B. O. C. F. D. Ne. Câu 16. Cấu hình electron của nguyên tử X là [Ar] 3d 8 4s 2 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIB. B. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIA. C. ô số 28, chu kì 4, nhóm VIIIA. D. ô số 28, chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 2p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 2p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. kim loại và kim loại. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại. Câu 18. Một nguyên tử R có tổng số hạt là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. R thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. B. R có tổng số hạt mang điện là 20. C. R là nguyên tố phi kim. D. R có 1 electron ở lớp ngoài cùng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hình 2.3 và 2.4 dưới đây mô tả thí nghiệm của nhà vật lí người New Zealand E.Rutherford khi khám phát hạt nhân nguyên tử. a. Ở hình 2.4, hầu hết các hạt alpha xuyên qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu trúc rỗng. b. Thí nghiệm trên đã phát hiện ra hạt proton và neutron. c. Va chạm khiến cho một phần nhỏ các hạt alpha bật ngược trở lại trước lá vàng là do tiếp cận gần, trực diện với hạt nhân nguyên tử vàng nên bị đẩy mạnh trở lại. d. Một số ít các hạt alpha bị tán xạ với các góc lệch khác nhau chứng tỏ các hạt alpha này đã tương tác với các hạt nhân mang điện tích âm nằm trong nguyên tử vàng. Câu 2. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Số lượng orbital trong các phân lớp 1s, 2s, 3s là bằng nhau. b. Số lượng electron tối đa trong một lớp là 2n 2 (n < 5). c. Số lượng các orbital trong một phân lớp (s, p, d, f) luôn là một số lẻ. d. Các electron trên các phân lớp 3s, 3p, 3d có năng lượng bằng nhau. Câu 3. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 .