Nội dung text Ôn cuối kỳ.docx
Câu 1: Tăng khấu hao tài sản cố định sẽ làm giảm yếu tố nào sau đây: a. Giá vốn hàng bán b. Doanh thu từ hoạt động bán hàng c. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh d. Chi phí tài chính Đáp án: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Giải: - Mức khấu hao trung bình hằng năm = Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao - Tổng doanh thu/ Doanh số = Sản lượng * Giá bán hay Doanh số bán hàng = Số lượng x đơn giá bán - Doanh thu thuần = Số lượng * đơn giá – Chiết khấu – Giảm giá hàng bán – Hàng bị trả lại – Thuế gián thu - Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, tiền nhân công trực tiếp sử dụng để tạo ra hàng hóa, nó không bao gồm các chi phí gián tiếp như chi phí tiếp thị, phân phối sản phẩm và bán hàng. Giá vốn hàng bán được sử dụng để tính lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp. Nếu giá vốn hàng bán cao -> tỷ suất lợi nhuận thấp. - Chi phí tài chính (Financial Charges) là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, giao dịch mua chứng khoán và một số khoản chi phí khác. Như lãi suất, Phí khởi tạo, phí trễ hạn. Câu 2: Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng mục tiêu mà hoạt động phân tích tài chính nhắm đến: a. Đối thủ cạnh tranh b. Chính phủ trung ương c. Cổ đông d. Nhà cung cấp Đáp án: Chính phủ trung ương Giải: Theo sách (chương 3): - Các chủ nợ thương mại (nhà cung cấp vốn thông qua hàng hóa và dịch vụ), các ngân hàng thương mại, những người cấp vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp.
- Những người cho vay dài hạn (các trái chủ) - Các nhà đầu tư - Nhà quản trị Theo buổi 6,7: Đối tượng mục tiêu mà hoạt động phân tích tài chính nhắm đến gồm: Câu 3: Công ty Hóa Bàn đạt doanh thu thuần 3,5 tỷ đồng, trong đó giá vốn hàng bán chiếm 60%, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm 15%. Doanh thu tài chính và lợi nhuận tài chính lần lượt là 105 triệu và 175 triệu. Thuế suất TNDN 25%. Lợi nhuận ròng biên của công ty là bao nhiêu? a. Không đáp án nào đúng b. 23% c. 25% d. 12,75% e. 17% Đáp án: Không đáp án nào đúng
Giải: Vì đề cho doanh thu tài chính < Lợi nhuận tài chính -> Vô lý Câu 4: Sự tham dự của cổ đông vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là cách hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề đại diện. a. Đúng b. Sai Đáp án: Sai Giải: Vì vấn đề đại diện chỉ xuất hiện khi các chủ sỡ hữu của công ty hay là các cổ đông thuê bên thứ 3 để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các chủ sỡ hữu tự tham dự vào hoạt động kinh doanh thì sẽ không xuất hiện vấn đề đại diện. Đọc thêm một số nội dung sau đây để hiểu hơn về vấn đề đại diện: Vấn đề ông chủ và người đại diện (thuật ngữ tiếng Anh: Principal - Agent Problem hay Agency Problem), hay còn gọi là vấn đề người ủy thác và người nhậm thác, là một ví dụ điển hình của rủi ro đạo đức. Người quản lý (hay còn gọi là người đại diện) là người chỉ sở hữu một phần nhỏ hoặc thậm chí không sở hữu vốn của một công ty, ngược lại các ông chủ lại là người sở hữu phần lớn vốn. Do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề là người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của người sở hữu. Giải pháp cho vấn đề ông chủ và người đại diện 1/ Giám sát thông tin Việc giám sát thông tin một cách chặt chẽ từ phía người sở hữu có thể làm giảm thiểu rủi ro đạo đức gây ra từ việc thông tin phi đối xứng giữa người sở hữu và người quản lý. Tuy nhiên, việc giám sát này có thể rất tốn kém, do dó nó chỉ giải quyết một phần nào đó bởi vì sự hiện diện của vấn đề người đi xe không trả tiền. Chẳng hạn, một cổ đông của công ty khi biết được người quản lý bị giám sát chặt chẽ bởi các cổ đông khác, ông ta sẽ dành ít thời gian và tiền bạc hơn để làm việc đó, cuối cùng sẽ dẫn đến việc giám sát sẽ trở nên thiếu hiệu quả vì không ai thực hiện việc đó cả. 2/ Quy định của nhà nước Nhà nước có thể xử lý vấn đề này bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp cho người sở hữu có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, người quản lý có thể sử dụng các biện pháp gian lận và phát hiện các gian lận này không
phải là dễ dàng. Điển hình nhất là vụ bê bối kế toán dẫn đến sự phá sản của tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ. Vấn đề đại diện (Agency Problem) Định nghĩa Vấn đề đại diện trong tiếng Anh là Agency Problem. Vấn đề đại diện còn được gọi là vấn đề người đại diện hay vấn đề giữa ông chủ và người đại diện. Vấn đề đại diện là xung đột lợi ích vốn có trong bất kì mối quan hệ nào mà một bên được mong đợi sẽ hoạt động vì lợi ích tốt nhất của một bên khác. Trong tài chính doanh nghiệp, vấn đề đại diện thường đề cập đến xung đột lợi ích giữa nhà quản lí công ty và các cổ đông của công ty. Nhà quản lí, đóng vai trò là người đại diện cho các cổ đông, là những người có trách nhiệm đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa sự giàu có của cổ đông. Hiểu về vấn đề đại diện - Trên lí thuyết, các cổ đông - người chủ sở hữu đích thực của một công ty, phải là người điều hành các hoạt động của chính công ty đó. Tuy nhiên trên thực tế, cổ đông của các tập đoàn lớn ngày nay rất phân tán và quyền điều hành thực chất lại nằm trong tay các nhà quản lí (có thể là các giám đốc điều hành). - Các giám đốc điều hành (đóng vai trò là người đại diện) là những người được các cổ đông uỷ quyền đứng ra điều hành công ty, đem lại lợi ích cho cả hai phía. - Tuy nhiên, chính sự uỷ quyền trên lại gây sự tách rời quyền sở hữu và quyền quản lí một doanh nghiệp. Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lí doanh nghiệp làm nảy sinh mối lo ngại rằng, những người quản lí sẽ theo đuổi những mục tiêu rất hấp dẫn đối với họ, song chưa chắc đã có lợi cho các cổ đông, cho công ty. - Hoặc cũng có thể mục tiêu của chủ sở hữu là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nghĩa là tối đa hóa giá trị thị trường của vốn cổ phần doanh nghiệp. Trong khi các nhà quản lí lại hướng đến các mục tiêu trong ngắn hạn: tăng doanh số, tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận… nhằm tăng mức lương, thưởng hay uy tín của mình đối với doanh nghiệp. - Trong những tình huống như vậy, lợi ích của người uỷ quyền (công ty, cổ đông) và lợi ích của người được uỷ quyền (nhà quản lí) đã mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này được biết đến dưới cái tên "vấn đề đại diện" (Agency Problem). - Người uỷ quyền (các cổ đông) phải tìm cách nào đó để đảm bảo người được uỷ quyền (các nhà quản lí) hành động vì quyền lợi của người uỷ quyền.