PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 9. Một số vấn đề cơ bản của luật quốc tế.docx

Phần hai CÂU HỎI ÔN LUYỆN THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án) Câu 1. Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế liên quốc gia là nói đến pháp luật A. vùng miền. B. quốc gia. C. quốc tế. D. khu vực. Câu 2. Đâu không phải là chủ thể của pháp luật quốc tế? A. Các quốc gia. B. Các tập đoàn kinh tế. C. Các tổ chức quốc tế liên quốc gia. D. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết. Câu 3. Văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kĩ thuật, lãnh thổ, môi trường là nói đến khái niệm nào sau đây? A. Điều ước quốc tế. B. Thoả thuận quốc gia. D. Pháp luật quốc tế. C. Hiệp ước thương mại. Câu 4. Cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, chống lại các hành vi vi phạm quyền của mỗi cá nhân, chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, sắc tộc trên thế giới là A. cam kết giữa các quốc gia. B. lời hứa của Liên hợp quốc. C. thoả thuận giữa các quốc gia. D. pháp luật quốc tế. Câu 5. Để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, nhân loại phải căn cứ vào pháp luật nào sao đây? A. Quốc gia. B. Quốc tế. C. Hiến pháp. D. Hình sự. Câu 6. Để đảm bảo hoà bình và an ninh quốc tế như cấm chiến tranh, giải quyết tranh chấp, bất đồng quốc tế bằng các biện pháp hoà bình, tạo cơ sở vững chắc cho hoà bình và an ninh quốc tế phải căn cứ vào luật nào sau đây? A. Quốc tế. B. Kinh tế. C. Thương mại. D. Đầu tư. Câu 7. Pháp luật quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ A. phi chính phủ. B. thể nhân. C. pháp nhân. D. quốc tế.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế? A. Dùng biện pháp quân sự để các quốc gia khác lệ thuộc vào mình. B. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. C. Cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Câu 9. Các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền cần sử dụng luật nào để bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia mình? A. Công ước. B. Nghị định thư. C. Hiến pháp. D. Quốc tế. Câu 10. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là quan hệ A. siêu hình. B. biện chứng. C. một chiều. D. đơn phương. Câu 11. Tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó là nói đến khái niệm A. dân số. B. dân cư. C. nhân loại. D. dân sự. Câu 12. Trong cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia thường bao gồm hai bộ phận là công dân của quốc gia sở tại và A. người tị nạn. B. khách du lịch. C. người nước ngoài. D. người di cư. Câu 13. Ở nước sở tại, người nước ngoài khi tham gia hoạt động thương mại, hàng hải được hưởng chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử A. đặc cách. B. đặc biệt. C. không giới hạn. D. tối huệ quốc. Câu 14. Người nước ngoài thuộc đối tượng nào khi ở nước sở tại được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? A. Người đi du lịch. B. Người đi xuất khẩu lao động. C. Người tị nạn. D. Viên chức ngoại giao. Câu 15. Toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng lòng đất và vùng A. đặc khu. B. kinh tế. C. chiến lược. D. nước. Câu 16. Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới lòng đất là nói đến A. đặc khu kinh tế. B. chủ quyền quốc gia. C. đặc khu hành chính. D. biên giới quốc gia.
Câu 17. Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển được gọi là gì? A. Lãnh hải. B. Nội thuỷ. C. Thềm lục địa. D. Lãnh thổ. Câu 18. Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển được gọi là A. lãnh hải. B. nội thuỷ. C. thềm lục địa. D. lãnh thổ. Câu 19. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển được gọi là vùng A. tiếp giáp lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế. C. thềm lục địa. D. trung tâm nội thuỷ. Câu 20. Trong vùng nào quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác, quản lí và bảo tồn các tài nguyên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển? A. Lãnh hải. B. Nội thuỷ. C. Đặc quyền kinh tế. D. Tiếp giáp lãnh hải. Câu 21. Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó đến một giới hạn theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm nào? A. 1975. B. 1982. C. 2012. D. 2023. Câu 22. Đâu không phải là nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới trong hợp tác kinh tế? A. Cạnh tranh công bằng. B. Không phân biệt đối xử. C. Tự do hoá thương mại. D. Được bảo trợ độc quyền. Câu 23. “Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển” là một trong những nguyên tắc của tổ chức A. phi chính phủ. B. lương thực thế giới. C. y tế thế giới. D. thương mại thế giới. Câu 24. Trong hoạt động hợp tác kinh tế của Tổ chức Thương mại Thế giới, nguyên tắc nào được thể hiện qua hai chế độ pháp lí là đối xử quốc gia và đối xử huệ quốc? A. Cạnh tranh minh bạch. B. Không phân biệt đối xử. C. Tự do hoá thương mại. D. Cạnh tranh công bằng.
Câu 25. Nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác các ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên khác những ưu đãi tương tự. Điều này là thể hiện chế độ đối xử A. huệ quốc. B. quốc gia. C. pháp nhân. D. quốc tế. Câu 26. Các quốc gia thành viên phải dành những ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình. Điều này là thể hiện chế độ đối xử A. quốc gia. B. tối huệ quốc. C. khu vực. D. quốc tế. Câu 27. Đâu không phải là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế? A. Bài trừ chiến tranh. B. Dân tộc tự quyết. C. Tận tâm, thiện chí. D. Cấm dùng vũ lực. Câu 28. Nguyên tắc nào yêu cầu các quốc gia thành viên phải hạn chế, loại bỏ các biện pháp cản trở tự do hoá thương mại như các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cùng lộ trình thực hiện cụ thể; phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài? A. Cạnh tranh minh bạch. B. Không phân biệt đối xử. C. Tự do hoá thương mại. D. Cạnh tranh công bằng. Câu 29. Sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế là thương nhân hoặc một trong số các bên là thương nhân có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, nhằm mục đích sinh lợi nhuận là nói đến loại hợp đồng nào? A. Thương mại. B. Quốc gia. C. Kinh tế. D. Quốc tế. Câu 30. Hợp đồng thương mại quốc tế không bao gồm loại hợp đồng nào? A. Gia công sản phẩm. B. Trao đổi hàng hoá. C. Vận tải hàng hoá. D. Giải cứu con tin. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 31, 32, 33, 34 Công ty P (ở Việt Nam) và Công ty B (trụ sở tại Hàn Quốc) kí hợp đồng J có nội dung sau: Công ty P mua của Công ty B 1 000 tấn (+/−10 % không bao gồm độ ẩm) giấy phế liệu; đơn giá

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.