PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 45. DI TRUYỀN LIÊN KẾT - GV.docx

1 BÀI 45. DI TRUYỀN LIÊN KẾT I. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT 1. Thí nghiệm của Morgan – Thomas Hunt Morgan (1866 – 1945) là nhà di truyền học người Mĩ, ông là người đầu tiên phát hiện hiện tượng di truyền liên kết trên ruồi giấm vào năm 1910. – Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền: + Dễ nuôi trong ống nghiệm. + Đẻ nhiều. + Vòng đời ngắn. + Có nhiều biến dị dễ quan sát. + Số lượng NST ít (2n = 8). Hình. Thomas Hunt Morgan (1866 – 1945) – Cách tiến hành và kết quả thí nghiệm của Morgan được trình bày dưới đây: P tc : Ruồi thân xám, cánh dài × Ruồi thân đen, cánh cụt F 1 : 100% ruồi thân xám, cánh dài Cho ruồi đực F 1 lai phân tích ♂ F 1 ruồi thân xám, cánh dài × ♀ ruồi thân đen, cánh cụt F a (*): 50% ruồi thân xám, cánh dài: 50% ruồi thân đen, cánh cụt – Từ kết quả thí nghiệm:
2 + Morgan cho rằng sự di truyền đồng thời của tính trạng màu sắc thân và kích thước cánh ở ruồi giấm là do hiện tượng di truyền liên kết của các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. + Trong đó, gene quy định tính trạng thân xám và cánh dài; gene quy định tính trạng thân đen và cánh cụt nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nên phân li cùng nhau về một giao tử trong quá trình giảm phân và tổ hợp cùng nhau qua quá trình thụ tinh. 2. Khái niệm Di truyền liên kết là hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân. Hình. Giải thích thí nghiệm của Morgan II. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC – Các tính trạng do các gene trên một NST quy định luôn di truyền cùng nhau tạo thành nhóm tính trạng di truyền liên kết. – Trong chọn giống, có thể ứng dụng di truyền liên kết để chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau, phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. Ví dụ, từ phép lai giữa
3 lúa mì và lúa mạch đen thu được dòng con lai có sự chuyển đoạn nhiễm sắc thể mang những đặc tính tốt như kháng bệnh gỉ sắt, kháng bệnh phấn trắng và có năng suất cao. – Di truyền phân li độc lập làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, tạo ra sự đa dạng cho sinh giới, còn di truyền liên kết hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo cho sự di truyền bên vững của nhóm tính trạng. BÀI TẬP
4 Phần 1. Trắc nghiệm Câu 1. Hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân gọi là A. Quy luật phân li.                    B. Quy luật phân li độc lập. C. Di truyền liên kết. D. Di truyền hoán vị. Câu 2. Ai là người phát hiện hiện tượng di truyền liên kết? A. Morgan. B. Mendel. C. Darwin. D. Lamarck. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn? A. Các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú. C. Luôn tạo ra các nhóm gene liên kết quý mới. D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 4. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết? A. Các gene có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau. B. Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gene. C. Chỉ có một cặp NST giới tính. D. Số lượng NST khác nhau tuỳ từng loài. Câu 5. Nhóm gene liên kết là A. các gene nằm trên cùng 1 NST. B. các gene nằm trên cùng 1 cặp NST. C. các gene nằm trên cùng các cặp NST. D. các gene nằm trên cùng chromatid. Câu 6. Hai cặp allele cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn. Số kiểu gene dị hợp về 1 cặp gene là A. 2.      B. 3.      C. 4.      D. 5. Câu 7. Để phát hiện hiện tượng liên kết gene, Morgan đã sử dụng A. phép lai phân tích ruồi giấm đực F 1 . B. phép lai giữa ruồi giấm đực F 1  với ruồi giấm cái F 1 . C. phép lai phân tích ruồi giấm cái F 1 . D. phép lai ruồi giấm cái F 1  với ruồi giấm cái trội hai tính trạng. Câu 8. Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Morgan đã A. cho các con lai F 1  của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau. B. lai phân tích ruồi cái F 1  mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt. C. lai phân tích ruồi đực F 1  mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt. D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.