Nội dung text 4002.SỬ DỤNG GIÁO DỤC STEM TRONG CHƯƠNG DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON – POLIME CHẾ TẠO CHẤT GIẶT, RỬA ĐA NĂNG TỪ BỒ HÒN VÀ MỘT SỐ LOẠI RÁC THẢI HỮU CƠ.pdf
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Sử dụng giáo dục STEM trong chương Dẫn xuất của Hiđrocacbon – Polime chế tạo chất giặt, rửa đa năng từ Bồ hòn và một số loại rác thải hữu cơ - giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Huệ. 2. Lĩnh vực áp dụng: Hóa học 3.Tìm hiểu về giáo dục STEM STEM là một chương trình giảng dạy được thiết kế để trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer), toán học (Math). Bởi vậy, thuật ngữ STEM ra đời do ghép bốn chữ cái đầu tiên theo tên tiếng Anh của bốn chuyên ngành tự nhiên quan trọng mà nó hướng đến. Ưu điểm của STEM là giúp học sinh có được sự tiếp cận kiến thức liên ngành trong quá trình học và lồng ghép những gì đã học vào bối cảnh thực tiễn, từ đó phát triển các kỹ năng như giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, phản biện, hỏi đáp và làm việc nhóm. Mục đích chính của phương pháp này là trang bị kiến thức cần thiết và kỹ năng toàn diện cho các em trong lĩnh vực công nghệ, khoa học, toán học và kỹ thuật nhằm tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Mô tả giải pháp cũ thường làm: Trong bộ môn Hóa học, trước khi bắt đầu áp dụng giải pháp thì trong giảng dạy giáo viên chú trọng vào truyền đạt nội dung từ sách và dùng tranh vẽ, thí nghiệm mô phỏng các nội dung liên quan, chiếu video. Còn học sinh nắm bắt kiến thức vận dụng học lý thuyết, làm bài tập (chỉ nhớ khái niệm, định luật ... rập khuôn trong SGK), thường trạng thái thụ động, chưa phát huy hết vai trò, ứng dụng của Hóa học trong thực tiễn. * Nhược điểm:
2 - Về mặt kiến thức: + Các kiến thức học sinh được học chủ yếu chỉ để giải quyết bài tập giáo viên giao, học sinh chưa nắm vững các kỹ năng hóa học, và ít vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế. Từ đó, học sinh dễ chán, dễ bỏ và có xu hướng sợ học môn Hóa. + Đặc biệt đối với môn Hóa học 9 nội dung kiến thức chương trình dạy còn nặng kiến thức rất nhiều và khó, thời lượng dạy lý thuyết, không có nhiều thời gian hướng dẫn học sinh làm bài tập, nên các tiết học bộ môn chỉ dừng lại ở mức độ thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, những liên hệ thực tế liên quan đời sống. Do đó, không tạo được mục tiêu thúc đẩy ý thức học tập, dẫn tới sự thiếu đầu tư, thiếu tìm tòi khám phá trong môn Hóa của học sinh. - Về mặt kỹ năng: + Học sinh chỉ biết kiến thức trong sách vở . + Học sinh không được làm ra sản phẩm từ các nội dung liên quan trong bài học, không liên hệ được thực tế nên chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. - Về thái độ: + Giờ học nhàm chán. + Học sinh có tâm lý “sợ” môn học; đặc biệt học sinh ít có hứng thú học tập. + Chất lượng bộ môn chưa cao. 3.2. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: - Theo chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu phải thay đổi mạnh mẽ chính sách, nội dụng, phương pháp giáo dục và dạy nghề, trong đó tập trung thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) bên cạnh ngoại ngữ, tin học trong chương trình phổ thông. Đồng thời, chương trình giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
3 và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, giáo viên đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học. Sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh... chưa đồng đều ở các bộ môn. Nắm bắt chủ trương trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và qua quá trình được tập huấn về giáo dục STEM liên quan đến bộ môn, tôi nhận thấy vai trò rất quan trọng của môn Hóa học trong giáo dục STEM. Việc khuyến khích, thúc đẩy giáo dục STEM tại các nhà trường nhằm hướng tới mục đích phát triển tư duy, sáng tạo, dựa vào kiến thức bộ môn để ứng dụng vào thực tế. 3.3. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Nghiên cứu, đề xuất các chủ đề và tổ chức hoạt động giáo dục STEM nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học cho học sinh khối 9 tại trường THCS. Sáng kiến sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị giúp giáo viên và học sinh tiếp cận và hiểu hơn về giáo dục STEM trong nhà trường. Đặc biệt đối với giáo viên bộ môn Hóa học sẽ xác định được vị trí của môn học trong giáo dục STEM và xây dựng một số chủ đề dạy học STEM. Với những hiểu biết của bản thân và cách thức đã triển khai tại đơn vị tôi hi vọng cùng được trao đổi kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp phần nào tháo gỡ những khó khăn bước đầu triển khai giáo dục STEM trong trường THCS. Từ đó, có những giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giúp học sinh yêu thích môn học, yêu thích nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn. 4. Nội dung: 4.1 Tính mới của giải pháp: Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương Dẫn xuất Hiđrocacbon – Polime có thể sử dụng kiến thức đó để liên hệ thực tiễn và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
4 Tận dụng được nguồn rác thải hữu cơ để tạo ra một loại nước tẩy rửa sinh học Cụ thể là làm sản phẩm: chất giặt, rửa đa năng từ Bồ hòn và một số loại rác thải hữu cơ có thể thay thế cho các sản phẩm tẩy rửa hóa học dùng trong gia đình, vừa tiết kiệm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường. 4.2. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp: 4.2.1. Ý tưởng dự án: Là khu vực vùng ven, gần chợ, quán nên lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày thải ra rất nhiều. Từ trận ngập lụt vừa qua (tháng 10/2022) xảy ra trên địa bàn trũng thấp dẫn đến tình trạng lượng rác thải dồn đọng lại quanh khu vực chúng em đang sinh sống. Thực tế đó đã khiến chúng em suy nghĩ: Làm thế nào để môi trường sống quanh ta xanh, sạch, đẹp hơn? Hằng ngày, chúng em nhìn thấy rất nhiều những loại rác thải sinh hoạt từ những hộ gia đình, khu dân cư thải ra mặc dù vẫn được các cô chú lao công thu gom, quét dọn nhưng vẫn còn tồn đọng rất nhiều vì quá tải. Trong số đó có một loại rác thải hữu cơ khi phân hủy đã gây ra mùi hôi khó chịu làm cho vi khuẩn phát triển, thu hút các loài sinh vật như chuột, muỗi, dán,...và các loại vi khuẩn gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao như SỐT XUẤT HUYẾT hiện nay. Ngoài ra, rác là tài nguyên, cần được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế. Thế nhưng ở nước ta hiện nay có tới 80% rác đang được xử lý bằng cách chôn lấp, vừa ô nhiễm môi trường lại vừa lãng phí. Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Còn chất thải hữu cơ ước tính lãng phí hơn 30 tỷ USD mỗi năm trong khi gần 70% rác thải hữu cơ không được tái chế. Ngày nay, chất tẩy rửa nói chung và nước tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hằng ngày nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. hầu hết trong các gia đình đều không thể thiếu các loại chất tẩy rửa để vệ sinh nhà cửa, rửa chén bát, rửa tay... Tuy nhiên, ít ai biết rằng thành phần chính để sản xuất các chất tẩy rửa, vệ sinh đó lại chủ yếu là hóa chất, những chất độc hại, khi khối lượng chất tẩy rửa gia tăng, được sử dụng bừa bãi sẽ trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường nước) và trở thành hiểm họa đối với sức khỏe con người. Tác hại của những loại hóa chất độc hại có trong các chất tẩy rửa đối với sức khỏe: thành phần chính của các chất tẩy rửa là các hóa chất tẩy rửa cực mạnh làm tổn thương da, gây tổn thương đến chức năng hệ miễn dịch, gây ung thư, tổn thương đến hệ thần kinh, tổn thương hệ thống mạch máu... Một số loại nước tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ được nhập khẩu từ nước ngoài hay sản xuất