PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text bài 13. Điện thế và thế năng điện.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 13: ĐIỆN THẾ VÀ THẾ NĂNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm thế năng điện của một điện tích q và điện thế tại một điểm trong điện trường. - Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều. - Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức và nêu được ví dụ về ứng dụng của hiện tượng này. - Vận dụng được mối liên hệ thế năng điện với điện thế: ; mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm; tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện thế và thế năng điện, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí:
- Nêu được đặc điểm công của lực điện. - Nêu được khái niệm thế năng điện, điện thế, hiệu điện thế. - Nêu được mối liên hệ giữa cường độ điện trường với hiệu điện thế . - Vận dụng được công thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế. - Mô tả được quá trình chuyển động của điện tích có vận tốc ban đầu song song với vecto cường độ điện trường. - Mô tả được quá trình chuyển động của điện tích có vận tốc ban đầu vuông góc với vecto cường độ điện trường. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: hình ảnh đường dây 500 kV Bắc – Nam đi qua tỉnh Thanh Hóa, hình ảnh chuyển động của hạt mang điện q > 0 trong điện trường đều, hình ảnh bệnh nhân đang được đo điện tim, hình ảnh chuyển động của electron trong điện trường đều, hình ảnh chuyển động của electron song song với vecto cường độ điện trường,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tế về đường dây điện cao thế, GV dẫn dắt HS vào vấn đề cần tìm hiểu của bài học. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận về lưới truyền tải điện trong thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về nội dung liên quan đến điện thế. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu hình ảnh đường dây 500 kV Bắc – Nam (hình 13.1) cho HS quan sát. Vào ngày 27/5/1994, đường dây cao thế 500 kV Bắc – Nam đã chính thức được đưa vào vận hành. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc lịch sử khi tạo ra sự liên kết lưới điện quốc gia. - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vậy "thế" trong cụm từ "cao thế" đặc trưng cho khả năng gì về điện? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 13: Điện thế và thế năng điện. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về thế năng điện và điện thế a. Mục tiêu: - HS nêu được đặc điểm công của lực điện. - HS nêu được khái niệm thế năng điện, điện thế và hiệu điện thế. - HS nêu được mối liên hệ giữa cường độ điện trường với hiệu điện thế .
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận về nội dung thế năng điện và điện thế. c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được cách xác định công của lực điện, trình bày được khái niệm thế năng điện, điện thế và hiệu điện thế và tìm hiểu được mối liên hệ giữa cường độ điện trường với hiệu điện thế. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu công của lực điện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh chuyển động của hạt mang điện q > 0 trong điện trường đều (hình 13.2), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và nêu cách xác định công của lực điện. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Thảo luận (SGK – tr80) 1. Liệt kê một số lực thế đã được học. Trình bày đặc điểm về công của lực thế. 2. Quan sát hình 13.2, xác định công của lực điện tác dụng lên điện tích q > 0 khi q di chuyển từ A' đến B'. I. THẾ NĂNG ĐIỆN. ĐIỆN THẾ 1. Công của lực điện - Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường. - Do đó, lực điện là lực thế và điện trường là một trường thế. *Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr80) - Lực thế đã học là trọng lực. - Đặc điểm: Công của lực thế không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối của đường đi. *Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr80)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.