Nội dung text Đề 40 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Bản word có giải)_K51icm55Dq.Image.Marked.pdf
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71 Cho các dung dịch đều có nồng độ 1M như sau: NaCl (1); HCl (2); Na2CO3 (3); CH3COOH (4). Dãy nào sau đây gồm các dung dịch được sắp xếp theo chiều pH tăng dần? A. (4), (2), (1), (3). B. (2), (4), (1), (3). C. (2), (4), (3), (1). D. (3), (1), (4), (2). Câu 72 Nguyên tử Mg có cấu hình electron là [Ne]3s2 . Công thức nào sau đây là của hợp chất được tạo bởi nguyên tố Mg với nguyên tố P? A. MgP. B. Mg3P. C. Mg3P2. D. Mg3P4. Câu 73 Khi cho 0,1 mol axit axetic tác dụng với 0,2 mol butan – 1 – ol với chất xúc tác là axit sunfuric, thu được m gam butyl axetat. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 9,28. B. 11,80. C. 23,20. D. 13,00. Câu 74 Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch có chứa 0,22 mol AgNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và kim loại Ag. Khối lượng muối có trong dung dịch X bằng bao nhiêu? A. 16,47 gam. B. 19,24 gam. C. 20,82 gam. D. 24,00 gam. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu sau từ câu 75 - câu 77: Mononatri glutamat (tên tiếng anh là monosodium glutamate – MSG) là thành phần chính của bột ngọt. Đây là một loại gia vị và chất điều vị phổ biến, được sử dụng phổ biến để mang lại vị umami cho các món ăn, nước xốt,... Ngày nay, bột ngọt được sản xuất thông qua quá trình lên men các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật như mía, củ cải đường, sắn hoặc ngô. Mononatri glutamat là muối mono natri của axit glutamic ( 2 2 3 HOOC CH CH NH COOH ), một trong những axit amin phổ biến nhất. Axit glutamic được sản xuất rất nhiều trong cơ thể chúng ta và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, bao gồm thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa, cũng như cà chua, ngô và các loại hạt. Câu 75 Khối lượng mol phân tử của mononatri glutamat là bao nhiêu?
A. 169 gam. B. 191 gam. C. 177 gam. D. 155 gam. Câu 76 Cho a mol mononatri glutamat phản ứng với b mol dung dịch HCl. Tỉ lệ a:b tương ứng là A. 1:1. B. 1:2. C. 1:3. D. 1:4. Câu 77 Mì chính có thể bị pha trộn gian dối bằng tinh bột hoặc bằng một số hoá chất có tinh thể giống với tinh thể của mì chính. Một cách phổ biến nhất để kiểm tra trong mì chính có bị trộn tinh bột hay không là định tính tinh bột bằng dung dịch iot. Một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm kiểm tra trong gói mì chính mua ở chợ có bị trộn tinh bột hay không bằng dung dịch povidine, là dung dịch thuốc sát trùng có thành phần chứa iot. Dung dịch này có màu nâu cam. Quy trình kiểm tra như sau: Hoà tan 0,5 gam mì chính vào một ít nước, đun nóng cho tan rồi để nguội. Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch povidine. Nhận định nào dưới đây là chính xác? A. Nếu dung dịch chuyển màu sang màu màu xanh lam chứng tỏ trong mì chính có trộn tinh bột. B. Nếu dung dịch vẫn có màu nâu cam chứng tỏ trong mì chính có trộn tinh bột. C. Nếu dung dịch chuyển màu sang màu xanh tím chứng tỏ trong mì chính có trộn tinh bột. D. Nếu dung dịch chuyển màu sang màu nâu đỏ chứng tỏ trong mì chính có trộn tinh bột. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu sau từ câu 78 - câu 80: Người ta dùng nhiệt phản ứng, kí hiệu là ΔH để chỉ lượng nhiệt kèm theo mỗi phản ứng hoá học. Khi phản ứng hoá học xảy ra và có sự giải phóng nhiệt ra môi trường, thì bản thân các chất phản ứng đã bị mất bớt năng lượng nên giá trị của nhiệt phản ứng có dấu âm (ΔH < 0). Đối với phản ứng thu nhiệt từ môi trường, các chất phản ứng lấy thêm năng lượng để tạo ra các sản phẩm, nên giá trị của nhiệt phản ứng có dấu dương (ΔH > 0). Câu 78 Đèn xì axetilen được dùng để hàn, cắt kim loại nhờ vào lượng nhiệt toả ra rất lớn khi đốt khí này. Phản ứng hoá học nào dưới đây xảy ra khi đốt cháy nhiên liệu trong khí đèn xì? A. CH4 2 2 2 2O CO 2H O H 890kJ / mol. B. C2H4 2 2 2 3O 2CO 2H O H 1410kJ / mol . C. 2 2 2 2 2 5 C H O 2CO H O H 3536kJ / mol 2 .
D. 2 6 2 2 2 7 C H O 2CO 3H O H 1413 / mol 2 kJ . Câu 79 Cho các phát biểu sau (a) Tất cả các phản ứng cháy đều toả nhiệt. (b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. (c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt. (d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. (e) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc toả nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế. (f) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt. Số phát biểu sai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 80 Cho các quá trình sau đây (1) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC). (2) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC). (3) Nung đá vôi C 3 2 aCO CaO CO o t . (4) Đốt cháy metan trong khí oxi. Số phản ứng thu nhiệt là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 71 Cho các dung dịch đều có nồng độ 1M như sau: NaCl (1); HCl (2); Na2CO3 (3); CH3COOH (4). Dãy nào sau đây gồm các dung dịch được sắp xếp theo chiều pH tăng dần? A. (4), (2), (1), (3). B. (2), (4), (1), (3). C. (2), (4), (3), (1). D. (3), (1), (4), (2). Phương pháp giải Sắp xếp các chất theo chiều từ hợp chất có tính axit đến hợp chất có tính bazơ. Lời giải - Tại cùng một nồng độ, dung dịch HCl có tính axit mạnh hơn dung dịch CH3COOH nên pH của axit HCl nhỏ hơn axit CH3COOH. - NaCl là muối của kim loại mạnh với gốc axit mạnh nên muối này có pH = 7. - Na2CO3 là muối của kim loại mạnh với gốc axit yếu nên muối này có tính bazơ yếu. Vậy thứ tự tăng dần tính pH của các dung dịch có cùng nồng độ 1M là: HCl < CH3COOH < NaCl < Na2CO3. Câu 72 Nguyên tử Mg có cấu hình electron là [Ne]3s2 . Công thức nào sau đây là của hợp chất được tạo bởi nguyên tố Mg với nguyên tố P? A. MgP. B. Mg3P. C. Mg3P2. D. Mg3P4. Phương pháp giải Hợp chất của kim loại và phi kim điển hình là hợp chất ion. Lời giải Hợp chất của nguyên tố Mg và nguyên tố P là Mg3P2. Câu 73 Khi cho 0,1 mol axit axetic tác dụng với 0,2 mol butan – 1 – ol với chất xúc tác là axit sunfuric, thu được m gam butyl axetat. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m bằng bao nhiêu? A. 9,28. B. 11,80. C. 23,20. D. 13,00. Phương pháp giải Vì phản ứng diễn ra theo tỉ lệ 1:1 nên tính theo số mol của axit axetic. Lời giải Phản ứng este hoá giữa axit axetic và butan – 1 – ol diễn ra như sau: H2SO4 CH3COOH CH2OHCH2CH2CH3 CH3COOCH2CH2CH2CH3 H2O