[email protected] DỰ ÁN ĐỀ HSG KHỐI 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) A. ĐỀ I. ĐỌC HIỂU (9.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi "(1)Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên… (2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió… (3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có." (Cỏ dại – Xuân Quỳnh) Câu 1. (0.75 đ) Xác định thể thơ của văn bản? Câu 2: (0.75 đ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 3. (1.5 đ) Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong khổ thơ nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì? Câu 4. (1.0 đ) Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì? Câu 5. (1.5 đ) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió… Câu 6. (1.5 đ) Nếu được làm một cây “cỏ dại”, em có muốn không? Vì sao? Câu 7. (2.0 đ) Từ phần đọc hiểu, em rút ra những thông điệp gì cho bản thân? PHẦN II: VIẾT (11.0 điểm). Câu 1. (3.0 đ) Từ nội dung bài thơ phần đọc - hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng sống ? Câu 2. (8.0 điểm) “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” (Pautopxki). Hãy phân tích truyện ngắn “Áo Tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư để làm sáng tỏ nhận định trên.
ÁO TẾT Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: - Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó. Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng Một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn. Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm: - Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa? - Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được. - Vậy mầy được mấy bộ? - Có một bộ hà. Con bé Em trợn mắt: - Ít quá vậy? - Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó. - Vậy à? Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không. Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó: - Còn mầy? - Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn. - Mầy sướng rồi. Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng: - Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen? Rồi tới mùng Một, mùng Hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen: - Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng. Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, CÓ MẶC ÁO GÌ BÍCH VẪN QUÝ BÉ EM. THIỆT ĐÓ! ( Nguồn: https://isach.info)
* Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ hậu chiến (sinh năm 1976) tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam với giọng văn đậm chất Nam Bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. * “Áo Tết” là truyện ngắn nổi bật của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. …..………….Hết………… B. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điểm Đọc – hiểu 1 Xác định thể thơ của văn bản? Tự do (Nếu trả lời khác hoặc không trả lời không cho điểm) 0.75 2 Phương thức biểu đạt chính của văn bản Biểu cảm (Nếu trả lời khác hoặc không trả lời không cho điểm) 0.75 3 Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong khổ thơ nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì? Khổ 1 và 3: Cỏ dại và ngọn cỏ - Chỉ rõ vị trí và từ ngữ - Nếu không nêu từ ngữ: - Ý nghĩa: Hs nêu được 3 ý như sau + Sức sống mãnh liệt, kiên cường: Cỏ dại là loài cây có sức sống phi thường, dù trải qua bao khó khăn, thử thách như nắng mưa, nước lũ vẫn vươn lên mạnh mẽ và mọc đầu tiên sau mỗi trận lụt. Hình ảnh này tượng trưng cho tinh thần lạc quan, không khuất phục trước khó khăn của con người. + Sự bình dị, mộc mạc: Cỏ dại là loài cây bình dị, không rực rỡ như những loài hoa khác, nhưng lại có sức sống mãnh liệt và luôn âm thầm góp phần tô điểm cho cuộc sống. Hình ảnh này tượng trưng cho những giá trị bình dị, mộc mạc trong cuộc sống, thường bị con người ta lãng quên. + Sự trường tồn: Cỏ dại là loài cây có sức sống mãnh liệt, có thể tồn tại trong mọi điều kiện khắc nghiệt. Hình ảnh này tượng trưng cho sự trường tồn của những giá trị tốt đẹp, những phẩm chất tốt đẹp của con người. - Nếu hs nêu 2 ý đúng - Nếu hs nêu 1 ý đúng Chấp nhận cách lý giải khác nhưng đúng hướng 0.5 0.25 1.0 0.75 0.5 4 Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì? Một dáng mây, Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây, Một làn khói, một mùi hương trong gió… - Nêu được 5-6 ý - Nêu 3-4 ý - Nếu 1-2 ý Chép nguyên văn 3 câu thơ cuối của đoạn 2 1.0 0.75 0.5 Không
cho điểm 5 Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió… - Biện pháp liệt kê: Một dáng mây, Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây, Một làn khói, một mùi hương trong gió… * Nếu chỉ gọi tên biện pháp mà không nêu được những từ ngữ, hình ảnh chứ biện pháp * Gọi tên biệp pháp sai mà nêu từ ngữ đúng - Tác dung: + Tăng tính nhạc, tăng sự liên kết, tạo được sự dồn dập, nhịp điệu cho những câu thơ. + Chỉ ra và nhấn mạnh những hình ảnh của cảnh vật quê nhà luôn hiện lên trong nỗi nhớ của những người con xa quê, tạo nên bức tranh quê sinh động gợi cảm, khiến người đọc như đắm chìm trong khung cảnh ấy. + Nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của quê hương, từ đó thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. * Có 3 tác dụng: * 2 tác dụng * 1 tác dụng 0.5 0.25 Không cho điểm 1.0 0.75 0.5 6 Nếu được làm một cây “cỏ dại”, em có muốn không? Vì sao? HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là định hướng: - Em muốn: Vì: em thấy hình ảnh cây cỏ dại trong bài thơ mang những phẩm chất tốt đẹp: + Sức sống mãnh liệt, kiên cường, dù trải qua bao khó khăn, thử thách vẫn vươn lên mạnh mẽ. + vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, khiêm nhường. + Luôn đồng hành, gắn bó với con người, mang đến những giá trị tinh thần quý giá. - Em không muốn, vì: + Khi đó không ai biết đến mình, + Mình cần phải toả sáng để một người thấy được giá trị của bản thân. - Vừa muốn vừa không muốn, vì: Kết hợp 2 ý trên * Lưu ý: Trả lời đồng tình hoặc không… Lí giải thỏa đáng 1.5 0.5 1.0 7 Rút ra những thông điệp gì cho bản thân HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là gợi ý: - Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường để đứng vững trong cuộc đời. - Không bao giờ được gục ngã trước những khó khăn thử thách để sống có ý