Nội dung text Giáo án Văn 9 Cánh diều -Kì 1 (đủ).pdf
- SGK, SGV Ngữ văn 9; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm; - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà; 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Ngữ văn 9. - Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học... - Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Sông núi nước Nam. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày một số hiểu biết sơ lược của em về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Sông núi nước Nam dựa vào phần đã chuẩn bị ở nhà? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe và suy nghĩ trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá: Sông núi nước Nam là bài thơ thần được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt của quân dân nhà Lý. Tương truyền rằng tác giả bài thơ là Thái úy Lý Thường Kiệt. Đây được xem là một trong những bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử
hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và đọc văn bản Sông núi nước Nam. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại và văn bản Sông núi nước Nam. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sông núi nước Nam. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS dựa vào nội dung đã học ở nhà trả lời các câu hỏi: + Trình bày hiểu biết của em về thể thơ Đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? + Trình bày bằng sơ đồ về cách gieo vần của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. I. Tìm hiểu chung 1. Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. a. Khái niệm - Thơ đường luật Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường bao gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt ( mỗi bài 4 câu), thơ bài luật ( dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó điển hình nhất là thơ thất ngôn bát cú. + Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ