Nội dung text Bài 26 Ôn tập chương 7.pdf
1 Bài 26, ÔN TẬP CHƢƠNG 7 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ĐƠN CHẤT NHÓM IA Tính chất vật lí -Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp và có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs. -Khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp. Tính chất hoá học -Kim loại nhóm IA có thế điện cực chuẩn EM+/M rất nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh nhất trong các nhóm kim loại. -Mức độ phản ứng tăng dần từ Li đến Cs khi tác dụng với H2O, O2, Cl2. ĐƠN CHẤT NHÓM IIA Tính chất vật lí Kim loại nhóm II A đều là kim loại nhẹ, khó nóng chảy hơn kim loại nhóm IA. Tính chất hoá học -Kim loại nhóm II A có thế điện cực chuẩn EM2+/M nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh (chỉ sau kim loại nhóm IA) và tăng dần từ Be đến Ba. -Ở điều kiện thường, kim loại nhóm II A dễ bị oxi hoá bởi không khí (trừ Be). Khi đốt nóng trong oxygen, beryllium cháy chậm, các kim loại khác cháy mạnh. - Ở điều kiện thường, Be không phản ứng với nước, Mg phản ứng chậm, các kim loại khác phản ứng mạnh với nước. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IA Đặc điếm chung -Tính tan trong nước: hydroxide và đa số các muối đều dễ tan. -Màu ngọn lửa ion kim loại: Li+ màu đỏ tía, Na+ màu vàng, K+ màu tím nhạt. Một số hợp chất quan trọng -NaCI có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất, y học. Phản ứng điện phân dung dịch NaCI bão hoà là cơ sở của công nghiệp chlorine - kiềm. -NaHCO3 và Na2CO3 được sản xuất theo phương pháp Solvay từ các nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM II A Đặc điểm chung -Tính tan trong nước: các muối carbonate và sulfate đều ít tan hoặc không tan (trừ MgSO4); các muối nitrate đều dễ tan; các hydroxide của strontium và barium dễ tan, của calcium ít tan, của magnesium không tan. -Màu ngọn lửa kim loại, ion kim loại: Ca2+ màu đỏ cam, Sr2+ màu đỏ son, Ba2+ màu lục. Một số hợp chất quan trọng -Muối carbonate tác dụng được với acid, với nước có hoà tan carbon dioxide. -Độ bền nhiệt của muối carbonate và nitrate có xu hướng tăng dần từ Be đến Ba. Nƣớc cứng -Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ . -Làm mềm nước cứng bằng phương pháp kết tủa hoặc phương pháp trao đồi ion.
2 B. BÀI TẬP VẬN DỤNG CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. [KNTT-SGK] Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng? A. Có tính khử mạnh nhất. B. Có thế điện cực chuẩn âm nhất. C. Có bán kính nguyên tử lớn nhất. D. Có nhiều electron hoá trị nhất. Hƣớng dẫn giải Trong cùng một chu kì, kim loại nhóm IA có tính khử mạnh nhất, giá trị thế điện cực chuẩn âm nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất. Kim loại nhóm IA chỉ có 1 electron hóa trị nên so với các kim loại khác trong cùng chu kì, kim loại nhóm IA có ít electron hóa trị hơn. Câu 2. [KNTT-SGK] Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO3 tồn tại cân bằng sau: NaCl+ NH3 + CO2 + H2O NaHCO3 + NH4Cl Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là A. NaHCO3. B. NH4Cl. C. NaCl. D. NH4HCO3. Hƣớng dẫn giải Do NaHCO3 ít tan hơn các muối khác nên kết tinh trước, bị tách ra khỏi dung dịch. Câu 3. [KNTT-SGK] Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Hƣớng dẫn giải Dựa vào bảng 25.4 (SGK trang 120) Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 giảm dần. Câu 4. [KNTT-SGK] Độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3 biến đổi như thế nào? A. Tăng dẩn. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Hƣớng dẫn giải Dựa vào biến thiên enthalpy của phản ứng nhiệt phân.