Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1 - I. XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN PHÂN TỬ.pdf
b. Số bộ ba AAG trên phân tử mARN này: - Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba AAG là 2 2 1 4 . 7 7 343 - Phân tử mARN nhân tạo có 3000 nucleotit thì theo lí thuyết ngẫu nhiên sẽ có số bộ ba AAG 4 3000 34,985. 343 Như vậy, theo lí thuyết ngẫu nhiên thì trên mARN nhân tạo này sẽ có khoảng 34 đến 35 bộ ba AAG. Bài 3: Trong một ống nghiệm, có tỉ lệ 4 loại nucleotit A, U, G, X với tỉ lệ lần lượt là A : U : G : X = 2 : 1 : 3 : 2. Từ 4 loại nucleotit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử ARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Bước 1: Tìm tỉ lệ của các loại nucleotit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất Trên mARN có 3 bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA. Vì vậy cần phải tính tỉ lệ của 3 loại nucleotit A, U, G có trong các bộ ba này. - Tỉ lệ của nucleotit loại A là 2 2 1 . 2 1 3 2 8 4 - Tỉ lệ của nucleotit loại U là 1 1 . 2 1 3 2 8 - Tỉ lệ của nucleotit loại G là 3 3 . 2 1 3 2 8 Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất - Xác suất xuất hiện bộ ba UAA 2 1 1 1 . 4 8 128 - Xác suất xuất hiện bộ ba UAG 1 1 3 3 . 4 8 8 256 - Xác suất xuất hiện bộ ba UGA 1 3 1 3 . 4 8 8 256 Xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc 1 3 3 8 1 128 256 256 256 32 Như vậy, trên phân tử ARN nhân tạo này, trung bình cứ 32 bộ ba thì có 1 bộ ba kết thúc. Bài 4: Nếu các nucleotit được xếp ngẫu nhiên trên một phân tử ARN có 105 nucleotit, chứa 30%A, 20%X, 10%U, 40%G. Số lần trình tự 5’-GXXA-3’ được trông đợi xuất hiện là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Bước 1: Tìm tỉ lệ của các loại nucleotit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất - Tỉ lệ của nucleotit loại G = 40% = 0,4. - Tỉ lệ của nucleotit loại X = 20% = 0,2. - Tỉ lệ của nucleotit loại A = 30% = 0,3. Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Xác suất xuất hiện trình tự 5’-GXXA-3’ 2 3 0,4 0,2 0,3 0,0048 . 625 - Theo lí thuyết ngẫu nhiên thì trên một phân tử ARN có 103 nucleotit, chứa 30%A, 20%X, 10%U, 40%G. Số lần trình tự 5’-GXXA-3’ được trông đợi xuất hiện là 3 3 10 4,8 5 625 (lượt). - Như vậy trên phân tử ARN này, theo lí thuyết thì sẽ có từ khoảng 4 đến 5 lượt trình tự 5’- GXXA3- ’ được xuất hiện. Bài 5: Có một enzym cắt giới hạn cắt các đoạn ADN mạch kép ở đoạn trình tự nucleotit AGGXT. Khi sử dụng enzym này để cắt một phân tử ADN có tổng số 3.107 cặp nucleotit (bp) thì theo lí thuyết phân tử ADN này sẽ bị cắt thành bao nhiêu đoạn ADN? Hướng dẫn giải Bước 1: Tìm tỉ lệ của các loại nucleotit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất Theo lí thuyết thì ở trong tự nhiên, tỉ lệ của 4 loại nucleotit ở trên ADN là tương đương nhau, mỗi loại chiếm tỉ lệ 1 4 Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất - Đoạn trình tự AGGXT có 5 nucleotit nên có xác suất 5 5 1 1 . 4 4 - Có một enzym cắt giới hạn cắt các đoạn ADN mạch kép ở đoạn trình tự nucleotit AGGXT. Khi sử dụng enzym này để cắt một phân tử ADN có tổng số 3.107 cặp nucleotit (bp) thì theo lí thuyết phân tử ADN này sẽ có số vị trí bị cắt là 5 5 1 3.10 29296,875 29296 4 (vị trí cắt). - Với 29296 vị trí cắt ,thì sẽ có số đoạn ADN là 29296 + 1 = 29297 đoạn C. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Bài tập tự luận Bài 1. Trong một ống nghiệm, có 4 loại nucleotit A, U, G, X với tỉ lệ lần lượt là A:X:U:G=1 : 2 : 1 : 2. Từ 4 loại nucleotit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Nếu phân tử mARN này có 2500 nucleotit thì sẽ có bao nhiêu bộ ba UXA? Bài 2. Trong một ống nghiệm, có tỉ lệ 4 loại nucleotit A, U, G, X lần lượt là 20%; 30%; 25%; 25%. Từ 4 loại nucleotit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử mARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba UUG là bao nhiêu? Bài 3. Có một enzym cắt giới hạn cắt các đoạn ADN mạch kép ở đoạn trình tự nucleotit 5’AGTTX3’. Khi sử dụng enzym này để cắt một phân tử ADN có tổng số 5.108 cặp nuclcotit (bp) thì theo lí thuyết phân tử ADN này sẽ bị cắt thành bao nhiêu đoạn ADN? Bài 4. Nếu các nucleotit được xếp ngẫu nhiên trên một phân tử ADN có106 cặp nucleotit, có tỉ lệ 2 3 A T G X . Số lần trình tự 5’-XGXA-3’ được trông đợi xuất hiện là bao nhiêu? Bài 5. Trong một ống nghiệm, có 4 loại nucleotit A, U, G, X với tỉ lệ bằng nhau. Từ 4 loại nucleotit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử ARN nhân tạo này, xác suất xuất hiện bộ ba kết thúc là bao nhiêu? 2. Bài tập trắc nghiệm