PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text UBTLU_Quan-tri-hoc-DC_HK1N3_2023.docx-1.pdf

QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG – UB HỌC TẬP Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị học 1.1. Các khái niệm cơ bản Tổ chức(organize): Là tập hợp gồm 2 hay nhiều người được nhóm lại với nhau một cách có ý thức để đạt được những mục tiêu cụ thể, là sự phối hợp ý chí hành động của 1 số người nhằm hoàn thành những mục tiêu chung cụ thể thông qua sự phân chia công việc, nhiệm vụ và cấp bậc quản trị Quản trị: Là tiến trình làm việc với người và thông qua người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức với kết quả cao trong một môi trường biến động. => Vai trò giúp: làm việc với và thông qua người khác, có mục tiêu xác định, đích đến có kết quả và chất lượng hiệu quả Yếu tố con người (nguồn nhân lực) trong quản trị là quan trọng nhất. Đó là yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi tổ chức và có vai trò quyết định đối với sự thành công của tổ chức. Có thể nói việc quản lý các nguồn lực khác sẽ không có hiệu quả nếu như tổ chức không quản lý tốt về con người. Năng lực: là khả năng mỗi 1 người cần phải có để thực hiện 1 công việc. Năng lực mỗi người là khác nhau, được cải thiện theo thời gian. Là sự tổng hòa của: kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ Năng lực quản trị: Tập hợp các kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ mà một nhà quản trị cần có để tạo ra hiệu quả trong các hoạt động quản trị khác nhau và ở các tổ chức khác nhau Các năng lực quản trị (6 năng lực quản trị): ● Năng lực truyền thông*: Khả năng truyền đạt và trao đổi thông tin với người khác một cách hiệu quả (năng lực quan trọng nhất); 1
QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG – UB HỌC TẬP ● Năng lực hoạch định và điều hành: Quyết định những nhiệm vụ cần thực hiện, phương thức được thực hiện, phân bổ các nguồn lực và giám sát tiến trình theo kế hoạch đã đề ra; ● Năng lực làm việc nhóm: Hoàn thành công việc thông qua nhóm người có cùng trách nhiệm và thực hiện công việc mang tính phụ thuộc nhau; ● Năng lực hành động chiến lược: Hiểu rõ sứ mệnh tổng quát và giá trị của tổ chức, đồng thời có sự phân định phối hợp rõ ràng; ● Năng lực nhận thức toàn cầu: Phối hợp và sử dụng các nguồn lực của tổ chức ở nhiều quốc gia, đáp ứng nhu cầu của thị trường và sự đa dạng về văn hóa; ● Năng lực tự quản: Có trách nhiệm về cuộc sống của mình bên trong và bên ngoài công việc, tránh đổ lỗi do hoàn cảnh khi thất bại. Năng lực truyền thông là quan trọng nhất vì truyền thông khuyến khích 2 chiều gồm trao đổi, lắng nghe và tiếp nhận thông tin phản hồi, gắn kết mối quan hệ cá nhân với mọi người; mọi người đều được nêu lên ý kiến, được lắng nghe. Bắt kịp các thông tin nhanh chóng , kịp thời kiểm soát các vấn đề. Đồng thời nhờ nắm bắt thông tin nhanh chóng, nhà quản trị đàm phán một cách hiệu quả nhất về vai trò và nguồn lực; lắng nghe mọi người giúp phát triển mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, hành động quyết đoán và công bằng với thuộc cấp. Có thể nói, năng lực truyền thông sẽ quyết định toàn bộ tính tối ưu hóa các năng lực khác. 1.2. Nhà quản trị Là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu Những người hoàn thành mục tiêu của tổ chức thông qua và bằng người khác; người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra phân bổ, sử dụng các nguồn lực 2
QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG – UB HỌC TẬP Chức danh quản trị phụ thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách, tính chuyên môn (VD: tổng giám đốc, giám đốc sản xuất, giám đốc tài chính) Quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật ● Quản trị là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể; có phương pháp phân tích và có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu. ● Quản trị là một nghệ thuật: người ta xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là người nghệ sĩ tài năng. Bởi quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người. Quản trị được học thông qua kinh nghiệm thực tiễn, mà kinh nghiệm thực tiễn lại được hoàn thiện bởi những con người có tài năng tương ứng. Các nhà quản trị cần lưu ý: ● Quy mô của tổ chức; ● Đặc điểm ngành nghề; ● Đặc điểm con người; ● Đặc điểm môi trường. 1.3. Chức năng và vai trò của quản trị 1.3.1. Các chức năng quản trị Hoạch định: là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm: ● Xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động; ● Xây dựng các chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu; ● Thiết lập một hệ thống kế hoạch để phối hợp các hoạt động. Tổ chức: ● Thiết lập cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các thành viên; ● Phối hợp nhân lực với các nguồn nhân lực khác. 3
QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG – UB HỌC TẬP Lãnh đạo: Tác động của nhà quản trị đối với các thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác: ● Nắm bắt động cơ và hành vi của cấp dưới; ● Động viên, hướng dẫn những người liên quan; ● Giải quyết mâu thuẫn trong tổ chức. Kiểm tra: Đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng mục tiêu đã đề ra: ● Thiết lập các tiêu chuẩn; ● Đo lường kết quả; ● Điều chỉnh sai lệch; ● Điều chỉnh tiêu chuẩn. 1.3.2. Vai trò của nhà quản trị (10 vai trò) Quan hệ với con người ● Vai trò đại diện: Thực hiện các hành động với tư cách người đại diện cho tổ chức; (VD: dự và phát biểu khai trương chi nhánh, chào đón khách, đãi tiệc khách hàng). ● Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; ● Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác ở trong hay ngoài tổ chức nhằm hoàn thành công việc (VD: tiếp xúc với khách hàng, nguồn cung ứng). Thông tin ● Thu thập thông tin: Xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để tiếp nhận những thông tin, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của tổ chức, 4

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.