Nội dung text ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10 - GV.docx
1 TÓM TẮT CHỦ ĐỀ 10 Các dạng hợp chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất Hợp chất muối, ví dụ muối mỏ có thành phần chính là NaCl. Đơn chất kim loại (đối với các kim loại kém hoạt động, ví dụ Au), đơn chất phi kim. Hợp chất oxide, ví dụ quặng bauxite có thành phần chính là Al 2 O 3 . Nhiên liệu hóa thạch Than mỏ, dầu mỏ và khí thiên nhiên, khí mỏ dầu được tạo thành cách đây hàng trăm triệu năm. Đem lại lợi ích kinh tế và cung cấp năng lượng cho đời sống và sản xuất của con người. Được khai thác với quy mô và sản lượng ngày càng nhiều. Hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên của toàn cầu Nguyên nhân gây ra: khí nhà kính (CO 2 , CH 4 ,...) Để làm giảm tác động hiệu ứng nhà kính: cần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tiết kiệm và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng. Tác động đến đời sống và kinh tế con người.
2 TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP Câu 1: Vôi tôi được ứng dụng trong B. xử lí nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,… C. khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,… A. nguyên liệu sản xuất xi măng, thuỷ tinh,.. D. sản xuất chất bán dẫn. Câu 2: Đá vôi nghiền được ứng dụng trong A. nguyên liệu sản xuất xi măng, thuỷ tinh,.. B. xử lí nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,… C. khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,… D. sản xuất chất bán dẫn. Câu 3: Đâu không phải ứng dụng của silicon? A. Sản xuất các tấm pin mặt trời. B. Chế tạo hợp kim. C. Điều chế thuốc chữa bệnh. D. Sản xuất chất bán dẫn. Câu 4: Nếu nhiệt độ trên Trái đất tiếp tục tăng sẽ dẫn đến hệ luỵ gì? A. Nhiều thành phố ven biển bị ngập lụt do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. B. Mực nước biển giảm xuống do nước bị bốc hơi vì thời tiết quá nóng. C. Xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. D. Băng ở 2 cực Trái Đất ngừng tan chảy. Câu 5: Để hạn chế được hiệu ứng nhà kính, ta phải A. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO 2 trong nước. B. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước và toàn cầu. C. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO 2 trong nước và toàn cầu. D. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước. Câu 6: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là A. tiết kiệm điện, nước. B. trồng nhiều cây xanh. C. giảm thiểu chất thải. D. khai thác tài nguyên rừng. Câu 7: Ta có thể hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng cách A. đốn cây trên rừng làm nhiên liệu đốt. B. giảm sử dụng các nhiên liệu tái tạo. C. giảm sử dụng năng lượng mặt trời, gió,... D. sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp thay cho ô tô, xe máy cá nhân chạy bằng xăng, dầu. Câu 8: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide? A. Đốt cháy khí thiên nhiên. B. Sản xuất vôi sống. C. Hô hấp của người và động vật. D. Quang hợp của cây xanh.
3 Câu 9: Ý nào không đúng về vai trò của việc khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản? A. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được. B. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. C. Bảo vệ môi trường. D. Khoáng sản nước ta còn trữ lượng rất lớn. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất? A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo. B. Sử dụng tiết kiệm những nhiên liệu hoá thạch. C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân. Câu 11: Tiết kiệm điện năng giúp A. tăng nhu cầu sử dụng năng lượng hoá thạch. B. giảm phát thải chất thải rắn. C. giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu. D. giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu tái tạo. Câu 12: Nước ta đang sử dụng nguồn nhiên liệu nào thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ môi trường và giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch? A. Nhiên liệu sinh học, năng lượng điện gió, mặt trời,... B. Nhiên liệu điện hạt nhân. C. Gỗ rừng. D. Nhiên liệu hydrogen. Câu 13: Việc khai thác và sử dụng tài nguyên vỏ Trái Đất hợp lý sẽ A. lãng phí. B. tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. C. ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. D. một số loại khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Câu 14: Một loại thủy tinh pha lê có thành phần: 7,123% Na; 32,093% Pb; thành phần còn lại là silic đioxit. Công thức hóa học của thủy tinh pha lê này được biểu diễn dưới dạng các hợp chất oxit là: A. Na 2 O.3PbO.6SiO 2 . B. Na 2 O.PbO.5SiO 2 . C. Na 2 O.PbO.6SiO 2 . D. Na 2 O.PbO.4SiO 2 . Câu 15: Cho các nhận định sau: (1) Nguyên tố kim loại chiếm phần trăm khối lượng Trái Đất lớn nhất là aluminium. (2) Hai nguyên tố oxygen và silicon chiếm 1/2 khối lượng của lớp vỏ Trái Đất. (3) Các nguồn nguyên liệu như kim loại, khoáng sản, … được khai thác sẽ đáp ứng cho sản xuất, xây dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống. (4) Việc sử dụng vật liệu tái chế giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu lượng rác thải, bảo vệ môi trường. Số nhận định sai là