Nội dung text Sáng kiến kinh nghiệm THPT - Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Tiếng Anh.docx
Luận Văn Việt – Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Tiếng Anh SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Tiếng Anh” Tác giả sáng kiến: Lê Thị Minh H Mã sáng kiến: 31.61.03 Vĩnh Phúc, năm 2019
Luận Văn Việt – Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Tiếng Anh 1. LỜI GIỚI THIỆU Tháng 12 năm 2019, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo môn tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia 2019 với 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút. So với đề thi THPT Quốc gia năm 2018, đề thi môn tiếng Anh minh họa cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 có sự thay đổi trong một số điểm về cấu trúc đề, nội dung, phạm vi và độ khó. Trong cấu trúc đề thi tiếng Anh, so với năm 2018, số lượng vẫn là 50 câu. Tuy nhiên, tăng 2 câu ngữ pháp trong phần hoàn thành câu và giảm 2 câu đọc hiểu. Theo đánh giá của các giáo viên, về tổng quan nội dung kiến thức, đề thi vẫn chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Về phạm vi kiến thức, các câu hỏi tập trung trong chuyên đề ngữ pháp phổ biến (thì, mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề nhượng bộ, danh động từ, câu gián tiếp) và từ vựng. Tổng quan về độ khó của đề: 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao. Các câu hỏi được đánh giá dễ lấy điểm nằm ở các dạng bài: Ngữ âm, câu giao tiếp, hoàn thành câu phần ngữ pháp, câu đồng nghĩa, nối câu, tìm lỗi sai... Các câu hỏi khó tập trung vào từ vựng như: Tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa, các câu từ vựng trong phần hoàn thành câu và đọc hiểu. Bên cạnh đó, một số kiến thức ngữ pháp nâng cao như: Đảo ngữ, liên từ, phân từ... cũng sẽ là nội dung chủ yếu tăng thêm phần khó cho đề thi. Phần đọc hiểu cũng là dạng bài để phân loại học sinh nhưng giảm 2 câu so với năm 2018 và độ khó tăng lên bộ Giáo dục đã công bố đề minh họa. Trong đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh kiểm tra tất cả các kỹ năng dưới hình thức trắc nghiệm. Các chủ đề ngữ pháp và từ vựng ở mức độ khó, trung bình, dễ khác nhau và khá đa dạng. Các câu ở mức độ dễ và trung bình thường tập trung chủ yếu vào phần ngữ âm, tìm lỗi sai, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ loại,….. Các câu ở mức độ khó thường ở phần từ vựng và vận dụng nhiều kĩ năng/kiến thức như nối câu, điền từ vào chỗ trống, đọc hiểu (các câu phải suy luận). Đặc điểm của kỳ thi “2 trong 1” đó là : điều kiện xét tuyển tốt nghiệp THPT và làm căn cứ xét tuyển vào ĐH-CĐ nên 60% kiến thức rất cơ bản và dễ lấy điểm. Trong đề minh họa của bộ GD-ĐT, số lượng phần đọc và điền từ là 5/50 câu (1,0 điểm). Để trang bị tốt cho học sinh có kiến thức và kĩ năng làm phần này, tôi chọn đề tài: “Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Tiếng Anh”. 2. TÊN SÁNG KIẾN “Phương pháp làm dạng bài đọc và điền từ trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Tiếng Anh”. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Luận Văn Việt – Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Tiếng Anh Nghiên cứu của tôi nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm bài tập phần đọc và điền từ trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Tiếng Anh. 7.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng: Dạng bài đọc và điền từ trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh. Phương pháp giúp học sinh ôn tập. - Khách thể: tôi chọn trường THPT Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là trường mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Giáo viên: Lê Thị Minh H - Giáo viên bộ môn Tiếng Anh. Học sinh: học sinh 2 lớp12A7- Lớp thực nghiệm và 12A10- Lớp đối chứng, là 2 lớp có nhiều điểm tương đồng về học lực, giới tính, ý thức học tập… 7.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết, thu thập thông tin, viết chuyên đề. - Điều tra, thống kê kết quả và xử lý số liệu 7.5. Thực hiện CHUYÊN ĐỀ VỀ DẠNG BÀI TẬP ĐỌC VÀ ĐIỀN TỪ TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH PHẦN 1. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CHUNG I. PHƯƠNG PHÁP CHUNG Trong dạng bài đọc và điền từ, đề bài thường cho chúng ta một đoạn văn trong đó có một số chỗ trống cần chúng ta lựa chọn từ/cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn văn đó. Hai mảng kiến thức thường được kiểm tra chính trong phần này là – Ngữ pháp,trong đó có: + Cách dùng từ (word families). VD: success, succeed, successful, successfully… + Các thì của động từ. – Lựa chọn từ, trong đó có: + Trạng từchỉ tần suất, adverb of frequency. + Từ nối,conjunctions/connectors. + Giới từ,prepositions. + Các từ chuyển tiếp, transition words. + Các từ vựng thông thường dễ gây nên sự rối trí. VD: jumped, loaded, chased, marched II. CÁC BƯỚC CỤ THỂ: Bước 1: SKIM