Nội dung text Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm-Cánh diều.pdf
1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 1: CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BÀI 1: VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái niệm về chất dinh dưỡng. - Giới thiệu chung về các chất dinh dưỡng sinh năng lượng (carbohydrate, lipid, protein) và các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng (các khoáng chất và vitamin thiết yếu). 2. Năng lực Năng lực chung: - Tìm kiếm và chọn lọc được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. - Khả năng giao tiếp với người khác khi làm việc nhóm; kĩ năng phân công công việc chung, lên kế hoạch sắp xếp công việc. Năng lực riêng: - Nhận thức công nghệ: • Nêu được khái niệm về chất dinh dưỡng. • Trình bày, phân loại được các nhóm chất dinh dưỡng: các chất dinh dưỡng sinh năng lượng (carbohydrate, lipid, protein) và các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng (một số khoáng chất và vitamin thiết yếu). • Phân tích được vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. - Đánh giá công nghệ: Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan đến dinh dưỡng. 3. Phẩm chất - Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát để đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.
2 - Tò mò, ham học, chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu mở rộng kiến thức. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. - Máy tính, máy chiếu. - Tranh ảnh, tài liệu, video,... một số loại thực phẩm theo nhóm chất dinh dưỡng. - Một số mẫu vật/sản phẩm là thực phẩm phổ biến tại địa phương. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. - Đọc trước bài học trong SGK và trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá; tìm hiểu chung về các nhóm dinh dưỡng: khái niệm, phân loại, các thực phẩm cung cấp, vai trò và nhu cầu của cơ thể người. Từ đó đưa ra đặc điểm chung của một số thực phẩm phổ biến ở địa phương và trong cuộc sống. - Tìm hiểu một số ngành nghề liên quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS hình dung sơ lược nội dung bài học, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài học mới. b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra một số mẫu vật là các loại thực phẩm phổ biến đã chuẩn bị như gạo, ngô, hạt lạc, trứng, rau cải, chuối, ớt chuông,... - Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Có thể chia thực phẩm trên thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
3 - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, quan sát kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời: Thực phẩm được chia thành 2 nhóm chính, trong đó gồm: + Các chất dinh dưỡng sinh năng lượng: protein (đạm, lipid (chất béo), carbohydrate. + Các chất không sinh năng lượng: các khoáng chất và vitamin thiết yếu. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các câu trả lời của HS. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trên đây là một số loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú, đa dạng và thiết yếu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối. Vậy, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể người? Để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất trả lời cho những câu hỏi trên, từ đó đánh giá được khả năng và hiểu biết bản thân về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chất dinh dưỡng a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niệm về chất dinh dưỡng, lấy ví dụ về các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Nêu được ảnh hưởng của việc thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu nội dung mục I SGK và thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Khái niệm chất dinh dưỡng. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: I. Khái niệm về chất dinh dưỡng
4 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc mục I SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi: 1. Chất dinh dưỡng là gì? 2. Con người lấy chất dinh dưỡng từ đâu? Lấy ví dụ minh hoạ 3. Trong thực phẩm chứa những nhóm chất dinh dưỡng nào? 4. Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hoá học có vai trò duy trì và phát triển sự sống, hoạt động của cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất. - Đối với con người, chất dinh dưỡng được cung cấp chính từ thực phẩm qua các bữa ăn hằng ngày. Ví dụ: Protein: có trong các loại thịt, trứng, sữa,... Vitamin A (beta-caroten): Các loại rau, trái cây có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, cam ...) - Trong thực phẩm có: + Chất dinh dưỡng sinh năng lượng: carbohydrate (tinh bột, đường), protein, lipid + Chất dinh dưỡng không sinh năng lượng: vitamin, khoáng chất,...