Nội dung text Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn HÓA 11 - Dùng chung 3 sách - FORM 2025 - ĐỀ 5.docx
KIỂM TRA GIỮA HK 1 – HOÁ 11 (theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025) I. Khung Đề Giữa Kì 1 Hóa 11 1. Hình thức: Trắc nghiệm + Trắc nghiệm đúng sai + Trắc nghiệm trả lời ngắn. 2. Thời gian: 50 phút. 3. Phạm vi kiến thức: Cân Bằng Hóa Học, Nitrogen - Sulfur . - Cấu trúc: Cân Bằng Hóa Học (55%), Nitrogen - Sulfur (45%). (tỉ lệ này nhằm làm chuẩn, nếu quý thầy cô có thay đổi cho phù hợp với địa phương thì cần ghi rõ lại) - Số lượng câu hỏi: + Trắc nghiệm : Gồm 18 Câu. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. + Trắc nghiệm đúng sai: Gồm 4 Câu. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S). + Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: Gồm 6 câu. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. II. Bảng Năng Lực Và Cấp Độ Tư Duy Đề Minh Họa Bảng Mẫu Theo Bộ Cấp Độ Dư Duy PHẦN I PHẦN II PHẦN III Biết Hiểu Vận Dụng Biế t Hiểu Vận Dụng Biế t Hiểu Vận Dụng 1. Nhận thức hóa học 11 3 2 1 1 1 2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học 1 3 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 1 4 2 5 3 1 Tổng 13 1 4 3 7 6 4 2 Điểm Tối Đa 4,5 4,0 1,5
SỞ GD&ĐT………………… TRƯỜNG THPT………………………… ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 3 trang) KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HÓA 11 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:……………………………………...…………. Số báo danh:……………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cân bằng hóa học không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Nhiệt độ. Câu 2. Giá trị hằng số cân bằng K C của phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ các chất. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 3. Cho phản ứng thuận nghịch: CO(g) + H 2 O(g) ⇀ ↽ CO 2 (g) + H 2 (g). Biểu thức hằng số cân bằng K C của phản ứng trên là: A. 2 C 22 [CO].[HO] K [CO].[H] B. 22 C 2 [CO].[H] K [CO].[HO] C. 2 2 C 22 [CO].[HO] K [CO].[H] D. 2 22 C 2 [CO].[H] K [CO].[HO] Câu 4. Cho phản ứng tổng hợp NH 3 : N 2 (g) + 3H 2 (g) ⇀ ↽ 2NH 3 (g); or298H = –92 kJ. Biện pháp được áp dụng để tăng hiệu suất tổng hợp NH 3 là A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất. C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu 5. Sự điện li là A. sự phân li các chất thành các phân tử nhỏ hơn. B. sự phân li các chất thành ion khi tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy. C. sự phân li các chất thành các nguyên tử cấu tạo nên chất đó. D. sự phân li các chất thành các chất đơn giản. Câu 6. Dãy chất nào dưới đây đều là chất điện li? A. NaCl, HNO 3 , C 6 H 6 , C 2 H 5 OH. B. NaCl, H 2 SO 4 , NaOH, CuCl 2 . C. C 6 H 12 O 6 , C 6 H 6 , NaCl, HCl. D. CuSO 4 , NaOH, HNO 3 , C 2 H 5 OH. Câu 7. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. NaOH. B. HF. C. Mg(OH) 2 . D. C 2 H 5 OH. Câu 8. Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Ba 2+ và NO 3 - là A. Ba(NO 3 ) 2 . B. Ba(NO 3 ) 3 . C. BaNO 3 . D. Ba(NO 2 ) 3 . Câu 9. Theo thuyết Brønsted-Lowry, acid là A. một chất cho cặp electron. B. một chất nhận cặp electron. C. một chất cho proton (H + ). D. một chất nhận proton (H + ). Câu 10. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. HCl. B. Na 2 SO 4 . C. NaOH. D. KCl. Câu 11. Xét phương trình hóa học bên: NH 3 (aq) + H 2 O(l) ⇀ ↽ NH 4 + (aq) + OH – (aq). Các chất đóng vai trò là base trong phản ứng trên có thể là A. NH 3 và NH 4 + . B. NH 3 và OH - . C. H 2 O và NH 4 + . D. H 2 O và OH - . Câu 12. Chọn các chất là hydroxide lưỡng tính trong số các hydroxide sau: A. Zn(OH) 2 , Fe(OH) 2 . B. Al(OH) 3 , Cr(OH) 2 . C. Zn(OH) 2 , Al(OH) 3 . D. Mg(OH) 2 , Fe(OH) 3 . Câu 13. Dung dịch HCl 0,01 M có pH bằng A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 14. Cấu hình electron nguyên tử của nitrogen (Z = 7) là A. 1s 2 2s 2 2p 1 . B. 1s 2 2s 2 2p 5 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . D. 1s 2 2s 2 2p 3 . Câu 15. Nitrogen tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường là do A. phân tử N 2 có liên kết cộng hoá trị không phân cực. B. phân tử N 2 có liên kết ion. C. phân tử N 2 có liên kết ba với năng lượng liên kết lớn. D. nitrogen có độ âm điện lớn. Câu 16. Tác nhân chủ yếu gây mưa acid là A. CO và CH 4 . B. CH 4 và NH 3 . C. SO 2 và NO 2 . D. CO và CO 2 . Câu 17. Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH 3 thì dung dịch chuyển thành A. màu hồng. B. màu vàng. C. màu đỏ. D. màu xanh. Câu 18. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí làm xanh quì tím ẩm. Chất khí đó là A. NH 3 . B. H 2 . C. NO 2 . D. NO. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S) Câu 1: Độ pH là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá các tiêu chí liên quan đến môi trường cũng như sức khoẻ của con người. a. Độ pH trong đất được dùng làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hợp lí và hiệu quả, từ đó biết được chất lượng môi trường đất. b. Độ pH ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể người có giá trị khác nhau. Giá trị này là một trong những yếu tố rất quan trọng phản ánh sức khoẻ của con người. Vì vậy, cần duy trì được chế độ ăn để cơ thể có pH phù hợp, duy trì được sức khoẻ tốt. c. Dịch vị dạ dày của con người có chứa acid HCl với pH dao dộng khoảng 1,5 – 3,5. Đây là khoảng pH phù hợp để các enzyme tiêu hoá (các chất xúc tác sinh học) hoạt động hiệu quả. d. Độ pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45. Điều này có nghĩa là máu sẽ hơi có tính base. Câu 2: Ammonia được tổng hợp bằng cách cho nitrogen tác dụng trực tiếp với hydrogen theo phản ứng sau: N 2 (g) + 3H 2 (g) ⇀ ↽ 2NH 3 (g) 0r298H92kJ . Các biện pháp để tăng hiệu suất tổng hợp NH 3 . a. Lấy bớt NH 3 ra khỏi sản phẩm.
b. Giảm nhiệt độ của phản ứng. c. Tăng áp suất của phản ứng. d. Tăng nhiệt độ của phản ứng. Câu 3: Cho các phát biểu sau về nitrogen. a. Ở dạng đơn chất, nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích của không khí. b. Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí không màu, không mùi, hóa lỏng ở -183 0 C. c. Ở điều kiện thương nitrogen khá trơ về mặt hóa học vì liên kết ba trong phân tử nitrogen rất bền. d. Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản các mẫu vật sinh học. Câu 4: Nitric acid là nguyên liệu hóa học quan trọng, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất phân đạm, thuốc súng, thuốc nhuộm, dược phẩm, nhựa và các sản phẩm khác. a. Nitric acid thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với copper (II) oxide. b. Nitric acid đậm đặc kém bền, bị phân hủy khi chiếu sáng. c. Nitric acid là chất có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết kim loại trừ Au, Pt, … d. Dung dịch HNO 3 đặc nguội tác dụng được với Al, Fe. PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho phản ứng sau: aCu + bHNO 3 cCu(NO 3 ) 2 + dNO + eH 2 O. Với tỉ lệ a : b: c : d : e là số nguyên tối giản. Tổng (a + b) bằng bao nhiêu? Câu 2: Trong công nghiệp ammonia được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen. Cho 14,874 lít N 2 (đkc) tác dụng với lượng dư khí H 2 . Biết hiệu suất của phản ứng là 30%, khối lượng NH 3 tạo thành là bao nhiêu gam? Câu 3: Cho phản ứng sau ở 430 o C: H 2 (g) + I 2 (g) ⇀ ↽ 2HI(g). Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất là: [H 2 ] = [I 2 ] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M. Hằng số cân bằng K C của phản ứng ở nhiệt độ trên có giá trị là bao nhiêu? Câu 4: Trong công nghiệp, người ta sản xuất nitric acid (HNO 3 ) từ ammonia theo sơ đồ chuyển hóa sau: NH 3 o2O,t,xt NO 2O NO 2 22OHO HNO 3 Để điều chế 10 tấn dung dịch HNO 3 có nồng độ 68% theo sơ đồ trên thì cần dùng bao nhiêu tấn ammonia? Biết hiệu suất cả quá trình là 90%. Câu 5: Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng (dư), sau phản ứng thu được V lít (đkc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị của V. Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm N 2 và H 2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH 3 là ================ Hết ================